Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trình Quốc hội sửa đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 122)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trình Quốc hội sửa đổ

số nội dung của Luật Quản lý thuế còn chưa phù hợp với thực tế hiện nay

- Thứ nhất, hệ thống pháp luật về quản lý thuế khá đồ sộ. Ngoài ra mỗi năm có tới hàng trăm công văn của Tổng Cục thuế vừa hướng dẫn thực hiện, vừa giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, của các cục, chi cục thuế về vấn đề quản lý thuế. Như vậy có thể thấy rằng Luật quản lý thuế hoặc chưa ở mức khái quát đầy đủ, hoặc chưa rõ ràng, có thể về câu chữ, hoặc quá đi sâu vào chi tiết mà bỏ sót nhiều trường hợp làm mất đi tính tổng quát của một đạo luật.

- Thứ hai, hiện nay, Luật QLT không chỉ quy định những vấn đề chung về tổ chức thực hiện việc quản lý thuế và thực thi các luật thuế nói chung mà còn có rất nhiều nội dung thuộc các luật chuyên ngành thuế. Luật cũng có nhiều điều quy định quá chi tiết, cụ thể những vấn đề lẽ ra thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản dưới luật, của các luật chuyên ngành, luật hải quan. Chẳng hạn: các vấn đề về thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài…

Trong tương lai, sẽ có nhiều sắc thuế mới được ban hành theo xu thế chung. Như vậy, việc Luật QLT can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành sẽ làm mất tính tổng quát của một luật mang tính thủ tục. Tính ổn định của đạo luật cũng sẽ mất đi do thường xuyên bị thay thế, cập nhật, sửa đổi bởi các đạo luật thuế chuyên ngành. Do vậy, đề nghị, các quy định quản lý có tính chất đặc thù như vậy nên quy định trong các luật về chính sách thuế.

- Thứ ba, một số quy định trong Luật QLT chưa đảm bảo tính tương thích với các luật thủ tục khác trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự, thương mại, hình sự khác.

- Thứ tư, Luật QLT quy định rất chặt chẽ về vấn đề phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp người nộp thuế nộp thừa tiền phạt nhưng Luật lại không hề quy định đến dẫn đến việc giải quyết các trường hợp này thường khó khăn, kéo dài, gây bức xúc cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, về việc xử lý số tiền thuế nộp thừa, điều 47 của Luật QLT quy định cơ quan thuế phải hoàn trả lại khi có yêu cầu nhưng lại không quy định thời hạn để được yêu cầu hoàn trả. Trong khi đó, cơ quan quản lý thuế chỉ lưu giữ hồ sơ trong một thời hạn nhất định mà quá thời hạn đó, nếu doanh nghiệp có yêu cầu, cơ quan quản lý thế không còn hồ sơ do hết thời hạn lưu giữ dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác và đôi khi gây thiệt thòi cho chính doanh nghiệp.

- Thứ năm, về gia hạn nộp thuế, Luật quản lý thuế quy định thời gian gia hạn nộp thuế không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Nhưng luật lại không quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế. Trên thực tế việc giải quyết gia hạn nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn đặc biệt, theo quy định của Chính phủ thường kéo dài do phải xem xét tới nhiều yếu tố. Vì vậy, khi được chấp thuận gia hạn nộp thuế đã vượt quá thời gian bắt đầu tính gia hạn nộp thuế nên khó xác định cho người nộp thuế được gia hạn tính từ thời điểm nào.

- Thứ sáu, tại Điều 8 của Luật QLT quy định cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm “Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế”. Trong khi đó, luật cũng quy định các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tự kê khai, tính thuế, nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nhưng Luật lại không quy định trong trường hợp cơ quan quản lý thuế giải thích, hướng dẫn sai dẫn đến việc người nộp thuế kê khai, tính thuế sai thì trách nhiệm của cơ quan thuế trong trường hợp này như thế nào. Thực tế đã có một số trường hợp doanh nghiệp đã phải kiện cơ quan thuế ra tòa vì hướng dẫn sai rồi sau đó lại xử phạt doanh nghiệp.

4.3.2. Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

* Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức đang làm việc trong Chi cục Thuế là là một trong những nguồn nhân lực quan trọng giúp ngành Thuế Thái Nguyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và tăng tổng thu NSNN cho tỉnh Thái Nguyên. Chính vì vậy, đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục cần có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như năng lực chuyên môn của một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về kinh nghiệm thực tiễn; một số thiếu nhiệt tình công tác, ý thức trách nhiệm chưa cao, không yên tâm công tác.

Do vậy, kiến nghị Cục Thuế Thái Nguyên xây dựng và luân chuyển đội ngũ công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp; đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu cho Chi cục để Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, hoàn thành dự toán thu ngân sách hàng năm.

* Thứ hai, đa dạng các hình thức đào tạo công chức, viên chức

Ngoài việc tiếp tục coi trọng đào tạo công chức, viên chức nâng cao trình độ về chuyên môn như thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, về lý luận chính trị theo quy định chung, kiến nghị Cục Thuế tập trung thực hiện các hình thức đào tạo khác như:

- Điều động, biệt phái công chức giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành là việc làm thường xuyên, có kế hoạch để góp phần đào tạo kiến thức sâu, rộng về quản lý nhà nước.

- Biệt phái công chức, viên chức về công tác tại địa phương, cơ sở để góp phần đào tạo về kiến thức thực tiễn.

- Mở rộng diện, địa bàn luân chuyển công chức, viên chức để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa công tác luân chuyển cán bộ trở thành việc làm thường xuyên.

- Thực hiện chế độ đào tạo bắt buộc khi được bổ nhiệm lần đầu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chế độ bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, hành chính, kỹ năng quản lý... định kỳ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

* Thứ ba, về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa đáp ứng yêu cầu ngắn hạn vừa có tầm nhìn cho giai đoạn dài; hợp lý về cơ cấu, độ tuổi, tỷ lệ nữ, cán bộ trẻ, người dân tộc thiểu số.

- Thí điểm tập sự một số vị trí lãnh đạo cấp phó để đào tạo, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo cấp phó và chuẩn bị nguồn thay thế cấp trưởng; lựa chọn, giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm cấp phó.

4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Phú Lương

- Chỉ đạo các ngành chức năng như Công an, Quản lý thị trường và UBND các xã, thị trấn tăng cường phối hợp với Chi cục thuế huyện Phú Lương trong công tác quản lý thuế, nhất là đối với các trường hợp người nộp thuế cố tình trây ỳ, dây dưa nộp thuế, trốn thuế.

- Chỉ đạo Đài Phát thanh huyện tăng cường phối hợp với Chi cục Thuế tuyên truyền pháp luật về thuế; tình hình thu nộp thuế, nhất là các trường hợp còn nợ đọng. Kịp thời biểu dương NNT có đóng góp lớn cho ngân sách huyện, chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế.

- Chỉ đạo cơ quan Công an huyện, thanh tra huyện phối hợp tốt với Chi cục thuế kiểm tra NNT có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tốt với Chi cục thuế thực hiện nghiêm túc cơ chế “Một cửa liên thông”, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong giao dịch với cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng, phù hợp pháp luật, thúc đẩy và tạo bước đột phá về thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu mới, lớn và ổn định của huyện.

KẾT LUẬN

Thực hiện đường lối đổi mới, công cuộc cải cách hệ thống thuế ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng cả về xây dựng chính sách thuế và quản lý thuế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành phần kinh tế quan trọng có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, hàng năm số doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng đáng kể với quy mô và ngành nghề đa dạng. Bên cạnh những mặt tích cực của doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vấn đề quản lý thuế ngày càng đặt ra những thách thức lớn. Ngành thuế phải không ngừng cải cách về phương thức quản lý để đáp ứng được các yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn “Tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, đã góp phần làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế và quản lý thuế đối với DNNVV.

Hai là, tìm hiểu kinh nghiệm của một số Chi cục Thuế về quản lý thu thuế đối với DNNVV trên những tiêu chí chủ yếu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để tham khảo và vận dụng vào điều kiện của huyện Phú Lương.

Ba là, đặt ra các câu hỏi mà đề tài cần giải quyết; các phương pháp nghiên cứu đề tài và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm phân tích để đưa ra các kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp của đề tài.

Bốn là, đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Phú Lương ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý thuế đối với DNNVV.

Năm là, đã phân tích, đánh giá trạng quản lý thuế đối với DNNVV theo cơ chế hiện hành; rút ra kết quả và nguyên nhân những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với quản lý thuế DNNVV hiện nay tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Sáu là, nêu rõ quan điểm của Nhà nước, người nghiên cứu và phương hướng mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với DNNVV. Đề xuất phương hướng và các giải pháp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tiếp theo.

Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên luận văn mới chỉ chỉ nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương. Vì vậy, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được bổ sung, hoàn thiện. Học viên rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong quản lý thực tiễn hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bình (2011), Góp ý hoàn thiện pháp luật Quản lý Thuế, Văn phòng Luật sư Leadco.

2. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới.

3. Chi cục Thuế huyện Phú Lương (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014.

4. Chi cục Thuế huyện Phú Lương (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015.

5. Chi cục Thuế huyện Phú Lương (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.

6. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 "về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020".

7. Phan Thị Cúc - Trần Phước - Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), Giáo trình Thuế (Lý thuyết, bài tập và bài giải), Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Cục Thuế Thái Nguyên (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014.

9. Cục Thuế Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015.

10. Cục Thuế Thái Nguyên (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.

11. Cục Thống kê Thái nguyên (2017), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016.

12. Trần Xuân Đạo (2011), Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Thị xã Sông Công, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế.

13. Đào Duy Bẩy (2012), Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thị xã Sông Công, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế.

14. Nguyễn Thị Hiền (1997), Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống thuế ở Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế.

15. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

18. Phạm Đức Thắng (2006), Đề tài: Tăng cường vai trò Nhà nước về việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

19. Vũ Thị Toàn (1996), Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế.

20. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Tổng cục Thuế (2008), Thuế quốc tế, Nhà xuất bản tài chính. 22. Tổng cục Thuế (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.

23. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn. 24. Website Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn.

25. Website Cục Thuế Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gdt.gov.vn. 26. Website tỉnh Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gov.vn.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA CÂU HỎI DOANH NGHIỆP

TT CÂU HỎI

I Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

I.1 Họ và tên người được phỏng vấn: I.2 Doanh nghiệp

I.3 Thuộc xã:

I.4 Loại hình doanh nghiệp: a. Tư nhân □ b. Cổ phần □ c. TNHH □ d. Hợp tác xã □

I.5 Công việc người được phỏng vấn: a. DNTN □ b. Cổ phần □ c. TNHH □ d. Hợp tác xã □

II. Thông tin chung về nộp thuế của doanh nghiệp

II.1 Doanh nghiệp của ông (bà) hiện nay đang nộp những loại thuế nào? a. GTGT □ b. TNDN □ c. TNCN □ d. Tài nguyên □ e. Thuế khác □

II.2 Doanh nghiệp của ông (bà) khai thuế dưới hình thức nào?

a. Tại cơ quan thuế

□ b. Điện tử □ c. Bưu điện □ d. Kết hợp □

II.3 Doanh nghiệp thanh toán thuế dưới hình thức nào? a. Chuyển khoản □ b. Tiền mặt □ c. Kết hợp □ d. Hình thức khác □

III. Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế

III.1 Công tác kiểm tra của cơ quan chức năng có gây phiền nhiễu cho công ty của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 122)