Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến quản lý thuế để có được những đánh giá, kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Phú Lương.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế...

So sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Là phương pháp sử dụng các số liệu thu thập được theo thời gian về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương từ năm 2014 đến năm 2016 để phân tích theo các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm(-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) sau đây:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) gọi là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1) chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i).

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1) chỉ tiêu này phản ánh mức tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân là tổng số của Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn chia cho số năm phân tích trừ 1.

- Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

+ Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. - Tốc độ tăng (hoặc giảm): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm sau đây:

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.

+ Tốc độ tăng hoặc giảm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.

+ Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.3.5. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị có thể là hình cột, hình tròn,... giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo..2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung

Các chỉ tiêu này không phản ánh kết quả tại từng vị trí công việc cụ thể mà có tác dụng đánh giá quá trình hoạt động, để thấy được sự phát triển chung của công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Phú Lương. Những nội dung mà các chỉ tiêu phân tích cũng là các nội dung thường được nêu trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Chi cục Thuế. Khi bổ sung đánh giá thông qua các chỉ tiêu này sẽ góp phần phân tích rõ hơn nguyên nhân biến động theo từng năm.

Nhóm chỉ tiêu có 3 chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng số thu thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số thu thuế…

- Chỉ tiêu đánh giá sự tuân thủ của NNT: Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp; Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp; Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.

- Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của NNT.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động

Đây chính là các chức năng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan Thuế. Với nhóm chỉ tiêu này, lãnh đạo cơ quan Thuế không những thấy được kết quả hoạt động của đơn vị mình thông qua các con số cụ thể mà còn nhận diện các nguyên nhân, tác động để từ đó có các biện pháp chỉ đạo phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những tồn tại, thiếu sót và điều chỉnh hợp lý các nguồn lực.

Nhóm chỉ tiêu có các chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu đánh giá tuyên truyền hỗ trợ: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn; Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm tra: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểm tra phát hiện có sai phạm; Số thuế truy thu

bình quân một cuộc kiểm tra; Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu thuế quản lý; Sự hài lòng của NNT đối với công tác kiểm tra của cơ quan thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ tiền nợ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số thực hiện thu thuế; Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.

- Chỉ tiêu đánh giá khai thuế, hoàn thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động; Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế; Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết

- Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế; Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; Số cán bộ giảm, tuyển dụng hàng năm trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.

Chương 3

THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Điều kiện kinh tế - tự nhiên - xã hội của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích 368,9465 km2, phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Với 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện; toàn huyện có 136 km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kết nối phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương khác trong vùng.

Địa bàn huyện Phú Lương được chia thành 15 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn: Đu và Giang Tiên và 13 xã: Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Hợp Thành và Cổ Lũng.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng lớn như: Than, Quặng titan, quặng sắt, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, v.v.v… Đồng thời có tiềm năng to lớn về đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, hiện nay trên địa bàn có trên 6000ha đất chưa sử dụng.

Ngoài ra, trên địa bàn Huyện Phú Lương có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và tiềm năng phát triển du lịch: Khu di tích lịch sử Đền Đuổm nổi tiếng, khu kỷ niệm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động Xã hội Chủ nghĩa, hồ Làng Hin, Thác Cam, khu văn hoá Phú Sơn 4, làng nghề mây tre đan, v.v….

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện Phú Lương

Huyện Phú Lương đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này còn diễn ra chậm cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị nên tốc độ gia tăng dân số cơ học khá nhanh. Đặc biệt, trên địa bàn có 01 trường cao đẳng dạy nghề, 01 trường trung cấp dạy nghề, 02 cụm công nghiệp nhỏ là cụm

công nghiệp Yên Ninh và cụm công nghiệ Yên Lạc… đã tạo ra một thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn.

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016

T

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (2016/2014) (+/-) (%) 1 Dân số trung bình Người 107.172 108.409 109.250 2.078 101,9 2 Mật độ dân số Người/km2 290 294 297 7 102,4 3 Tổng số người

trong độ tuổi lao động

Người 66.046 67.213 67.735 1.289 102,5

4 Thu nhập bình

quân đầu người Triệu đồng 38 46,4 52 14 136,8

(Nguồn Niên giám Thống kê 2016 - Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

* Dân số:

Tổng dân số toàn huyện Phú Lương năm 2016 là 109.250 người. Với nguồn lao động trong độ tuổi tăng hàng năm góp phần cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương. Nguồn lao động năm 2016 tăng so với năm 2014 là 2.078 người, tăng 101,9%. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, thu nhập của năm 2016 cao hơn năm 2014 là 14 triệu đồng, tăng 136,8% là một tín hiệu đáng mừng cho huyện Phú Lương.

Trên địa bàn Huyện có 9 thành phần dân tộc chính. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 58,52%); Tày (19,22%); Sán Chí (10,19%); Nùng (4,49%); Dao (2,38%); Sán Dìu (4,45%); Hoa (0,33%); Mông (0,24%) và các dân tộc khác (0,18%)...

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc Huyện Phú Lương ngày càng gắn bó, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống đoàn kết được vun đắp, ngày càng được củng cố và trở thành nguồn sức mạnh to lớn để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.

* Lao động:

Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lao động khu vực. Tính đến 31/12/2016 dân số trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 67.735 người. Dân số trong độ tuổi lao động đã được giải quyết việc làm chiếm tới 75%. Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo khá cao, chiếm 65%, trong đó tỷ lệ người lao động được đào tạo bậc đại học, cao đẳng là 15%.

Nhìn chung Huyện Phú Lương là huyện miền núi, có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tiềm năng đất đai phong phú, có quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào. Địa hình khu trung tâm huyện bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Ngoài ra với cảnh quan thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển.

3.1.2.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của huyện ngày càng được hoàn thiện, góp phần tích cực vào phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên địa bàn.

- Về cấp điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, huyện được cấp điện từ điện lưới quốc gia qua đường dây tải điện 110KV, 220KV Đông Anh - Thái Nguyên, lưới điện ở huyện cơ bản vận hành tốt.

- Về cấp nước: Hệ thống cấp nước của huyện bao gồm 01 nhà máy cấp nước với công suất cung cấp nước hiện nay đạt 15.000m3/ngày đêm. Công ty cấp nước Thái nguyên cũng đang tiến hành các thủ tục để cải tạo, nâng cấp nhằm đưa công suất cấp nước lên mức 20.000m3 /ngày đêm.

- Về giao thông: Huyện đã chú trọng đầu tư, các tuyến đường giao thông nội thị những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp đã và đang tạo điều kiện thuận lợi về giao thông khu vực, hệ thống đường giao thông đối ngoại cũng đã được nhà nước đầu tư như quốc lộ 3, đường BOT Thái Nguyên – Chợ Mới nên việc vận chuyển hàng hóa cũng như giao thông đi lại đã được cải thiện một bước, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nói chung cũng như huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 47)