5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học rút ra về quản lý TSC cho các cơ quan thuộc UBND huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Với đặc điểm chung là phong phú về chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau, được giao trực tiếp cho các ngành, các cơ quan đơn vị trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động của quản lý nhà nước. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, sử dụng TSC của một số tỉnh bạn có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng quản lý TSC cho các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đó là:
Một là, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù, đối với một số ban ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả việc quản lý TSC là vấn đề rất cần thiết. Nhờ có hệ thống pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng.
Hai là, về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSC. Theo nguyên tắc này mọi quyết định đầu tư xây dựng mua sắm, sử dụng, khai thác và thanh lý TSC phải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá, phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cơ chế quản lý hiệu quả để xác định kết quả công việc và cơ chế này sẽ khiến những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản phải đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản.
Ba là, về phân cấp trong quản lý TSC: Nhìn chung, tại các tỉnh đều giao quyền quản lý TSC cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị. Ở
Thái Nguyên cũng vậy, phân cấp quản lý TSC để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm của TSC đồng thời cũng được xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế: quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý TSC được phân cấp cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, bởi vì họ là người biết rõ nhất họ cần tài sản gì, có nên tiếp tục sử dụng tài sản đó hay không, có nên sửa chữa hay thanh lý tài sản, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tùy theo ý muốn của mình, tùy thuộc vào khả năng kinh phí của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công của từng đơn vị.
Bốn là, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước. Xuất phát từ “Tài sản công là tài sản được hình thành từ ngân sách nhà nước….” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ một số trường hợp cá biệt) do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước, hay nói một cách khác là quản lý tài sản công là quản lý ngân sách nhà nước đã được chuyển hóa thành hiện vật - tài sản, vì vậy, chính sách, chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phù hợp với qui định về quản lý ngân sách nhà nước, việc trang bị tài sản công cho các cơ quan nhà nước phải phù hợp với khả năng của ngân sách và được lập dự toán, chấp hành dự toán theo qui định của pháp luật về ngân sách của huyện đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà nước, nội dung và các nhân tố ảnh đến quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước?
- Thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên? Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?
- Giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện và tăng cường quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp
Để thu thập thông tin thứ cấp tác giả thu thập tài liệu, số liệu từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các báo cáo tổng kết của UBND huyện, báo cáo tổng kết việc quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan trực thuộc UBND huyện. Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm tình hình quản lý, sử dụng TSC trong các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, quá trình đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản qua các năm từ 2014 đến 2016 theo số liệu báo cáo thu thập tại Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Phú Bình.
Tài liệu thu thập bao gồm: Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý và tình hình thực tế tài sản.
Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2014- 2016
Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, các công trình nghiên cứu, dự án được thực hiện trên địa bàn và các tài liệu khác có liên quan.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản, sử dụng TSC trong các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát ý kiến của các đối tượng điều tra thông qua phiếu điều tra nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.
- Đối tượng điều tra:
+ Lãnh đạo UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
+ Lãnh đạo, cán bộ các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình trong phạm vi nghiên cứu, cụ thể là các lãnh đạo, cán bộ thuộc Văn phòng HĐND&UBND, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là những đơn vị quản lý, sử dụng nhiều tài sản công cũng như các đơn vị có chức năng tư vấn cho UBND huyện trong việc phân bổ kinh phí hàng năm cho mua sắm, sửa chữa các tài sản công.
- Quy mô điều tra: Do số lượng lãnh đạo và cán bộ thuộc UBND huyện và các cơ quan thuộc UBND huyện trong phạm vi nghiên cứu hiện là 43 người. Do đó quy mô điều tra sẽ là điều tra tổng thể. Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy.
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số phần trăm và lập thành các bảng biểu số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
a.Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tài sản công và tình hình biến động, tình hình quản lý và sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...
b.Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích sự biến động của tài sản công thuộc các cơ quan trực thuộc UBND huyện Phú Bình qua các năm như: biến động của số lượng từng loại tài sản qua các năm, biến động của cơ cấu tài sản giữa các đơn vị… từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về số lượng, chất lượng tài sản, trình độ quản lý, việc mua sắm trang bị tài sản của các cơ quan. - So sánh tài sản của từng đơn vị qua các năm (so sánh theo thời gian). - So sánh biến động của cơ cấu tài sản giữa các đơn vị thuộc UBND huyện quản lý.
- So sánh kết quả quản lý, sử dụng tài sản công qua các năm.
c.Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong công tác quản lý tài sản công, các cá nhân, điển hình tiên tiến trong việc quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan hành chính sự
nghiệp. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản công
- Cơ cấu, số lượng tài sản công trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016. Phân tích biến động các khoản mục tài sản công nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch cơ quan hay không. Vì vậy, phân tích biến động về tài sản của cơ quan thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
- Số lượng các cơ quan sử dụng tài sản công thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016. Phân tích số lượng biến động các tài sản công thuộc các cơ quan nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về số lượng, tỷ trọng của tài sản tại các cơ quan qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch cơ quan hay không. Vì vậy, phân tích biến động về số lượng tài sản của cơ quan thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
- Cơ cấu, số lượng tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình qua các năm 2014-2016. Phân tích biến động các khoản mục tài sản công nhằm tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ tại các
cơ quan đó như thế nào, sự thay đổi này có phù hợp với quy định và chiến lược, kế hoạch cơ quan hay không. Vì vậy, phân tích biến động về tài sản của cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện quan thuộc UBND huyện
- Trình độ, năng lực, thái độ của cán bộ quản lý; chất lượng quản lý tài sản công; hiệu quả sử dụng tài sản công,...
- Tỷ lệ các cơ quan thực hiện đúng quy định trong việc hình thành, sử dụng, bảo quản tài sản công, tỉ lệ các cơ quan vi phạm quy định,...
- Số cuộc kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp trên đối với việc hình thành, khai thác, sử dụng và kết thúc tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện.
+ Các chỉ tiêu này cho thấy sự đáp ứng của TSC đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước… hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu NSNN, mức gia tăng số người có việc làm, số công việc được giải quyết (đối với các tài sản là TSLV, máy móc thiết bị trong các cơ quan).
+ Sự phù hợp của công tác quản lý một TSC so với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Nguồn lực được sử dụng để tạo ra tài sản và vận hành tài sản công. + Các dịch vụ công được cung ứng cho xã hội
+ Sử dụng TSC tạo ra các dịch vụ công và đảm bảo cung ứng các dịch vụ công theo đúng các mục tiêu, nguyên tắc đã chọn và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN THUỘC UBND HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Bình là một huyện trung du, địa đầu phía Đông nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Úc Sơn, cách thành phố Thái Nguyên 28 km theo quốc lộ 37. Phía Đông giáp huyện Yên Thế; phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang); phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đồng Hỷ; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phổ Yên. Có toạ độ địa lý từ 21023/33” đến 21035/22” vĩ bắc, giữa 1050 51/ đến 106002/ kinh đông.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Bình là 249,36km2. Sự kiến tạo địa chất và con sông Cầu, sông Máng, kênh Đông (thuộc hệ thống đại thuỷ nông) chia cắt Phú Bình thành 3 vùng.Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã lộng và Úc Kỳ.
Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở