5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
về quản lý TSC
a.Căn cứ của giải pháp
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý TSC là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong việc quản lý Nhà nước về TSC. Mục đích của công đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bản thân người cán bộ mà còn là của các cơ quan đang sử dụng cán bộ công chức. Việc đào tạo và bồi dưỡng không nên mang tính hình thức (chạy theo số lượng người, số lượng bằng cấp, thời gian) mà phải thực sự hiệu quả.
b.Mục tiêu của giải pháp
Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.
Mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chủ yếu cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý cụ thể giúp họ bù đắp những thiếu hụt trong quá trình thực hiện công vụ. Để hoàn thành đầy đủ những giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ chế quản lý TSC nêu trên, việc đào tạo, bồi dưỡng, thay thế đội ngũ cán bộ, công chức cho công tác quản lý TSC theo một chương trình và quy hoạch là việc làm cần thiết đòi đòi hỏi cấp bách. Gắn công tác này với việc cải tiến chế độ tiền lương theo hướng tinh giản bộ máy, tăng hiệu quả quản lý.
c.Nội dung của giải pháp
Nội dung đào tạo bồi dưỡng nên tập trung vào: (i) Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quản lý TSC phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế Quốc tế; (ii) Hệ thống pháp luật về quản lý TSC; (iii) Quản lý Nhà nước và và phân cấp quản lý Nhà nước đối với TSC; (iv) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC; (v) Định giá, bán đấu giá, thanh lý TSC.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:
Có thể đào tạo tại chỗ, tức là đào tạo gắn với thực hành công việc, là đào tạo ngay tại vị trí đang làm việc hoặc sẽ làm việc, những cán bộ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những cán bộ có kinh nghiệm, những cán bộ lãnh đạo. Ưu điểm của cách làm này là nội dung liên quan rõ ràng đến công
việc cụ thể. Mặt khác cách đào tạo này sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc tổ chức, chi phí thuê chuyên gia.
Đào tạo, bồi dưỡng không gắn với thực hành công việc. Đây là phương thức đào tạo theo chương trình ở ngoài cơ quan, như tổ chức là khoá học, tập huấn trao đổi kinh nghiệm, thăm quan trong và ngoài nước. Hình thức này chủ yếu là ngắn hạn, bán tập trung hoặc tại chức. Để thực hiện phương pháp này cần phải có các nguồn lực như: Đội ngũ giảng viên có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm; kinh phí đào tạo và hệ thống cơ sở vật ở như trường, lớp trên cơ sở và kết quả đào tạo, bồi dưỡng cần có quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ một các hợp lý, có hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ. Xây dựng quy chế hoạt động trong đó xác định rõ các chức danh cùng với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và các tiêu chuẩn để đảm đương chức năng, nhiệm vụ đó. nhất là xác định nhiệm vụ cụ thể của từng chức năng từ đó có chương trình đào tạo cho sát và thiết thực, tránh lãng phí tràn lan không hiệu quả. Cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, thái độ, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ công chức, chống lại biểu hiện vô cảm, chống quan liêu, tham nhũng, ngăn ngừa sự thoái hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.