Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý tài sản công tại các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý tài sản công tại các cơ quan

4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Phương hướng, mục tiêu, tầm nhìn về phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 2020 - 2025

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng huyện Phú Bình thành một huyện phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa và xã hội; Phát triển kinh tế mở, tạo đột phá về phát triển giao thông để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; Phát triển kinh tế nhanh, vững chắc và sớm hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp có cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển; Văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế tiên tiến; Phát huy và duy trì những bản sắc văn hóa, tinh thần của địa phương và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh; Chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, huyện cần tập trung phát triển công nghiệp. Củng cố các khu công nghiệp đã định hình. Đẩy nhanh tiến độ qui hoạch chi tiết và xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới và Tổ hợp công nghiệp - dịch vụ Yên Bình, nhằm kêu gọi đầu tư. Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, hệ thống trạm, trại kỹ thuật nông, lâm nghiệp. Thâm canh tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Xây dựng một số vùng rau an toàn, chất lượng cao cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị và phục vụ du lịch. Phát triển chăn nuôi nhất là trâu, bò thịt, chăn nuôi lợn và gà cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp. Bảo vệ và giữ gìn diện tích rừng hiện có kết hợp với trồng mới và khai thác hợp lý rừng trên các khu vực được qui hoạch. Phát triển ngành du lịch, và một số khu nghỉ

dưỡng. Phát triển các ngành dịch vụ phù hợp. Phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo dạy nghề, các khu văn hoá, thể thao.

Mục tiêu cụ thể dưới đây được xác định căn cứ vào Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và những đặc điểm đặc thù của huyện.

a) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14 - 15%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2010 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 4 - 4,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 19 - 20%/năm, dịch vụ đạt 15 - 16%/năm, và thời kỳ 2020 - 2025 đạt 16 - 17%/năm;

b) Về chuyển dịch cơ cầu kinh tế, đến năm 2020 định hình cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50%, 28% và 22%, đến năm 2025 định hình cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50%, 30% và 20%,

c) GDP bình quân đầu người đạt 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020 (Bằng với mức bình quân của tỉnh được đề ra trong Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020) và 2500-2800 USD vào năm 2025.

đ) Về thu ngân sách trên địa bàn, trước năm 2020 huyện có thể tự cân đối ngân sách cho chi thường xuyên. Hiện nay, trong cơ cấu thu ngân sách của huyện Phú Bình, tỷ trọng thu từ công nghiệp và dịch vụ còn rất thấp. Do vậy mức thu ngân sách và tỷ lệ huy động ngân sách từ giá trị sản xuất của huyện còn rất thấp. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với giá trị GDP trên địa bàn ước đạt 3260 tỷ đồng. Hiện nay tỷ lệ thu ngân sách/ GDP của cả nước đạt khoảng 22%. Đến năm 2020, nếu tỷ lệ thu ngân sách/ GDP của Phú Bình đạt 10% thì thu ngân sách trên địa bàn cũng sẽ đạt 326 tỷ đồng (giá năm 2008). Như vậy mục tiêu nêu trên hoàn toàn có thể đạt được. Đến năm 2025, nếu tỷ lệ thu ngân sách/ GDP của Phú Bình đạt 12%

e) Tốc độ tăng dân số bình quân trong cả thời kỳ 2016-2020 là 0,5% với tốc độ tăng tự nhiên 7,5 - 8%. thời kỳ 2020 - 2025 là 0,65%/năm; trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,85%/năm;

f) Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 90% dân số trong độ tuổi đi học, bao gồm cả trình độ trung học và tương đương: học nghề, giáo dục chuyên nghiệp, tốt nghiệp phổ thông và bổ túc; Kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp học; Đến năm 2025 100% hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 90% dân số trong độ tuổi đi học.

g) Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế đạt chuẩn, cơ sở y tế xã có thể đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám chữa bệnh thông thường vào năm 2020; 100% người dân có bảo hiểm y tế và được chăm sóc y tế thường xuyên.

h) Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho khoảng cho 2.500 - 3.000 lao động trong thời kỳ 2016 - 2020; Bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2025; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% vào năm 2020 và 75% vào năm 2025; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 5% vào năm 2020 và 3% vào năm 2025; Chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp.

i) Trước năm 2025 nâng cấp toàn bộ ĐT266 bao gồm: 5,2km mặt đường BTN lộ giới 42m và 8km mặt đường BTN đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Phối hợp với huyện Phổ Yên và nhà đầu tư xây dựng mới 10km đường cấp cao đô thị lộ giới 120m, nối từ đường cao tốc Hà Nôi ÷ Thái Nguyên qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình, về khu vực trung tâm huyện Phú Bình (Trong đó, đoạn qua địa bàn huyện Phú Bình khoảng 5,8km); Phối hợp với Sở GTVT và các ngành của tỉnh hoàn thành xây dựng các đoạn tuyến đường Vành đai I qua địa bàn huyện; Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường huyện đạt cấp VI trở lên, đường xã từ GTNT loại A trở lên; Bê tông hóa 80% các tuyến đường liên thôn, xóm, bản.

j) Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh vào năm 2020 và nâng tỷ lệ này lên trên 95% vào trước năm 2025.

k) Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn, nhất là đối với các khu công nghiệp mới được xây dựng.

l) Bảo đảm sự phát triển bền vững trên địa bàn. Gắn liền tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ vững an ninh và quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Định hướng về công tác quản lý tài sản công của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Xuất phát từ thực tế, việc hoàn thiện quản lý TSC huyện Phú Bình phải quán triệt một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng hệ thống quản lý TSC đảm bảo yêu cầu tăng cường quản lý TSC trên cơ sở pháp luật.

Hai là, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng TSC.

Thực hành tiết kiệm trong cả 3 giai đoan: hình thành, quản lý và kết thúc; cụ thể: (1) Tiết kiệm trong khâu đầu tư xây dựng, mua sắm TSC: đảm bảo việc đầu tư xây dựng, mua sắm TSC theo tiêu chuẩn, định mức, với chi phí phù hợp, trong định mức kinh phí nhà nước quy định. (2) Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC phải thúc đẩy được việc sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chống lãng phí, từng bước xoá bỏ chế độ bao cấp về tài sản cho các đơn vị. (3) Đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng phải đáp ứng yêu cầu của công việc, yêu cầu cải cách hành chính và đổi mới kinh tế. Hiện đại hoá TSC gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ba là, đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đơn vị được giao trực tiếp sử dụng TSC, đảm bảo sử dụng TSC hiệu quả, tiết kiệm.

Bốn là, nâng cao quản lý, sử dụng TSC phải gắn với quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)