Thực trạng thực hiện nội dung quản lý tài sản công tại các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý tài sản công tại các cơ quan

thuộc UBND của huyện Phú Bình

3.3.2.1. Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND của huyện Phú Bình

TSC trong các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình được đầu tư, mua sắm, trang cấp để phục vụ công tác chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư, mua sắm căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của Nhà nước. STT TÀI SẢN Nguyên giá Tổng cộng Trong đó Ngân sách Nguồn khác I NĂM 2014 1 Đất 31469558075 31469558075 0 2 Nhà 292461567354 291441560300 1020007054 3 Ô tô 3756641280 3626147250 130494030 4 Tài sản khác 0 0 0 II NĂM 2015 1 Đất 31469558075 31469558075 0 2 Nhà 292461567354 291441560300 1020007054 3 Ô tô 3756641280 3702841270 53800010 4 Tài sản khác 0 III NĂM 2016 1 Đất 31469558075 31469558075 0 2 Nhà 292461567354 282401261384 10060305970 3 Ô tô 4470931080 4170931080 300000000 4 Tài sản khác 0 0 0

Việc quyết định đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng trên đất và sửa chữa lớn các công trình xây dựng được thực hiện theo thẩm quyền về phân cấp phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Việc quyết định mua sắm phương tiện đi lại là ô tô do UBND tỉnh quyết định. Đối với các tài sản khác có giá trị không lớn được phân cấp cho thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước quyết định theo thẩm quyền.

Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức, thực trạng tài sản hiện có của các cơ quan thuộc UBND và khả năng ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định nhu cầu đầu tư, mua sắm tài sản của từng cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền quyết định trong đó tập trung vào các loại tài sản lớn đó là TSLV, PTĐL và tài sản khác có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên. Thông qua đó nguồn TSC trong các cơ quan thuộc UBND huyện ngày càng tăng cả về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý.

Về trụ sở làm việc: Theo báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch, từ năm 2014 đến 2016, ngân sách tỉnh đã đầu tư rất lớn cho việc xây dựng mới TSLV của cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình với 05 dự án, tổng mức đầu tư 20.500.000.000 triệu đồng (cụ thể tại bảng 3.19), các công trình lớn được xây dựng tại Trung tâm huyện Phú Bình giai đoạn 2014 - 2016 như: Trung tâm văn hóa thể thao huyện , Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Tài Chính - Kế hoạch… việc quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc đã mang lại được môi trường làm việc khang trang, sạch sẽ, góp phần tạo dựng văn minh công sở, tạo môi trường công tác tốt đáp ứng yêu cầu làm việc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ công việc của người dân và các cơ quan, đơn vị.

Bảng 3.19. Kết quả đầu tư trụ sở làm việc tại UBND huyện Phú Bình giai đoạn 2014 -2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng Số

1 Số dự án thực hiện Dự án 5

2 Tổng mức đầu tư các dự án Tr/đ 20.500.000.000

Về phương tiện đi lại: Trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, các cơ quan trong toàn huyện đã đầu tư mua sắm 6 xe ô tô, để hiện đại hoá PTĐL cho UBND và các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình. Việc mua sắm xe ô tô được thực hiện đúng các bước theo quy định hiện hành. (thể hiện ở Bảng 3.20)

Bảng 3.20. Kết quả đầu tư phương tiện đi lại thuộc UBND huyện Phú Bình giai đoạn 2014 -2016

STT Tài sản

Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Số Lượng Giá trị (đồng) Số Lượng Giá trị (đồng) Số Lượng Giá trị (đồng) 1 Tổng số tài sản là Ô tô (chiếc) 4 3.042.351.480 5 3.756.641.280 6 4.470.931.080 2 Tổng số tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên (chiếc)

Không có Không có Không có

3 Tổng số 3.042.351.480 3.756.641.280 4.470.931.080

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch) 3.3.2.2. Thực trạng quản lý về khai thác, sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND của huyện Phú Bình

Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản; quá trình này đều được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Khi giai đoạn đầu tư và mua sắm hoàn thành, tài sản được bàn giao cho cơ quan hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý và sử dụng tài sản phục vụ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trên nguyên tắc sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng hiệu quả và tiết kiệm.

Về việc xây dựng nội quy, quy chế: hiện nay hầu hết các cơ quan trực thuộc huyện Phú Bình đã xây dựng được quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị mình trong đó có một phần quy định về quản lý và sử dụng tài sản. Việc

ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản được xây dựng cụ thể, chi tiết theo thẩm quyền bao gồm lập hồ sơ tài sản, hạch toán, ghi chép tài sản, quy định chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản. Có nhiều cơ quan đã phát huy được vai trò quản lý và sử dụng tài sản một cách hợp lý, đúng mục đích, mang lại hiệu quả trong hoạt động.

Về quá trình thanh tra, kiểm kê tài sản công, kết quả điều tra cho thấy, hoạt động thanh tra, kiểm kê tài sản công trên địa bàn huyện Phú Bình đã diễn ra thường xuyên, định kỳ(37/43 người được hỏi, chiếm 86%).

Bảng 3.21. Kết quả điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng tài sản công

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

a Thường xuyên 37 86

b Không thường xuyên 6 14

c Không rõ 0 0

Tổng 43 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách về quản lý TSC đã được thực hiện nghiêm. Các vi phạm của các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình trong sử dụng về cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, Nhiều trường hợp vi phạm thì lãnh đạo đơn vị đó đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác nên rất khó xử lý. Một số trường hợp sau khi phát hiện sai phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả nên chỉ xử lý ở mức độ nhắc nhở, khiển trách. Trong quá trình xử lý khó tránh khỏi vị nể vì lỗi vi phạm do sơ xuất của một vài lãnh đạo đơn vị.

Theo kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra của UBND huyện Phú Bình về tình hình sai phạm trong sử dụng TSC trong các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình, về cơ bản, các sai phạm liên quan đến 3 nội dung trong sử dụng TSC, đó là: trong quản lý TSLV, PTĐL và trong quản lý máy móc, PTLV. Cụ thể, năm 2014, sai phạm trong quản lý TSLV là 02 vụ, PTĐL là 01 vụ; PTLV là 01 vụ. Năm 2015, con số tương ứng là 01 vụ trong quản lý

TSLV 01 vụ trong quản lý PTLV; không có sai phạm trong quản lý PTĐL. Riêng năm 2016, chỉ có 01 sai phạm trong quản lý TSLV.

Bảng 3.22. Tình hình sai phạm trong sử dụng TSC tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình

Nội dung sai phạm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sai phạm về TSLV 2 1 1

Sai phạm về PTĐL 1 0 0

Sai phạm về máy móc PTLV 1 1 0

Tổng 4 2 1

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch)

Tuy nhiên ở một số cơ quan thuộc UBND huyện, thực tế khi triển khai chưa thực hiện đúng các bước theo quy định, hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Có những tài sản trong quá trình sử dụng bỏ qua chế độ bảo dưỡng, hoặc việc bảo dưỡng không tuân thủ đúng chế độ, do ý thức chủ quan của con người. Việc sử dụng tài sản không tuân thủ quy định, gây lãng phí nhiên liệu hoặc vật tư văn phòng; sử dụng sai quy trình dẫn đến tình trạng hỏng máy móc, thiết bị

3.3.2.3. Thực trạng quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND của huyện Phú Bình

Hoạt động mua bán, chuyển nhượng TSC trên địa bàn huyện Phú Bình về cơ bản được xác định theo sát giá thị trường; thông qua đấu thầu, đấu giá. Cơ chế này cho phép huy động được một bộ phận quan trọng nguồn lực từ TSC cho đầu tư phát triển, đồng thời góp phần ngăn chặn tiêu cực, chống thất thoát lãng phí.

Trong quản lý PTĐL, bước đầu tạo ra cơ chế nhằm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng xe ô tô công hiện có. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tự chủ căn cứ Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của CP, các ĐVSN thực hiện tự chủ căn cứ nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của CP. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện hàng năm cùng với chế độ quyết toán kinh phí của từng đơn vị HCSN. Thực hiện quyết định

số 411/QĐ-BTC ngày 02/3/2009 của Bộ trưởng BTC về việc triển khai áp dụng chương trình quản lý đăng ký tài sản Nhà nước phiên bản 1.0, hiện nay phần mền quản lý TSC của Bộ Tài chính được nối mạng đến các Huyện.

Phòng Tài chính- Kế hoạch là cơ quan đầu mối kết hợp với các ngành có liên quan và các đơn vị có tài sản cần thanh lý, điều chuyển để tổ chức tốt công tác thanh lý, chuyển giao tài sản theo đúng quy định.

Bảng 3.23. Bảng thanh lý tài sản công thuộc UBND huyện Phú Bình giai đoạn 2014 -2016

STT TÀI SẢN Nguyên giá (đồng) Giá thanh lý (đồng)

I NĂM 2014 1 Đất 0 0 2 Nhà 2461567354 950000000 3 Ô tô 756641280 80000000 4 Tài sản khác 0 0 II NĂM 2015 1 Đất 1469558075 280000000 2 Nhà 223067354 90000000 3 Ô tô 0 0 4 Tài sản khác 0 0 III NĂM 2016 1 Đất 0 0 2 Nhà 0 0 3 Ô tô 754200150 75842000 4 Tài sản khác 0 0

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch)

Năm 2014 UBND quyết định điều chuyển 01 ô tô chuyên dùng cho Công ty Môi trường đô thị cho Thị trấn Hương Sơn quản lý giá trị thu hồi là 80tr đồng. Điều chuyển 02 trụ sở làm việc từ nơi thừa sang nơi thiếu với tổng giá trị còn lại là 950 triệu đồng. Năm 2015 thanh lý 5931m2 đất giá trị thu hồi 280 triệu đồng, thanh lý 505m2 nhà kiến trúc giá trị thu hồi 90 triệu đồng. Năm 2016 tiến hành việc thanh lý 01 ô tô với giá trị còn lại 75 842 000 đồng.

Việc thanh lý các tài sản lớn đều được theo dõi chặt chẽ nên thất thoát, lãng phí. Số tiền thu được thanh lý sau khi trừ chi phí cần thiết đều nộp NSNN hoặc đầu tư trở lại cho các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND huyện.

3.3.2.4. Kết quả điều tra đánh giá về quản lý TSC tại các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Kết quả điều tra về quá trình hình thành tài sản công

Bảng 3.24. Kết quả điều tra việc đầu tư, mua sắm tài sản công trong các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Đã tính đến hiệu quả 34 79.1

2 Chưa tính đến hiệu quả 9 20.9

3 Ý kiến khác 0 0

Tổng 43 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Bảng 3.25. Kết quả điều tra việc đầu tư, mua sắm TSC theo quy định về tiêu chuẩn, định mức tại UBND huyện Phú Bình

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

a Thực hiện đúng 37 86

b Thực hiện chưa đúng 6 14

c Không rõ 0 0

Tổng 43 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Nhìn vào bảng trên có thể rút ra nhận xét: về cơ bản, việc mua sắm tài sản công cho các cơ quan trực thuộc UBND huyện Phú Bình trong thời gian qua đã tính đến hiệu quả và thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Theo kết quả khảo sát, 34/43 phiếu chiếm 79.1% người được hỏi cho rằng việc mua sắm tài sản công đã tính đến hiệu quả sử dụng của tài sản. 9/43 người, chiếm 20,1% cho rằng khi mua sắm chưa tính đến hiệu quả. Không có ý kiến khác. (Bảng 3.24); 37/43 chiếm 86% người được hỏi cho rằng UBND đã mua sắm TSC theo tiêu chuẩn, định mức quy định của nhà

nước; 6 phiếu chiếm 14% cho rằng việc mua sắm không theo tiêu chuẩn định mức. (Bảng 3.25.)

Kết quả điều tra về quá trình khai thác sử dụng tài sản công

Qua điều tra xã hội học chúng tôi tiến hành với 43 phiếu phát ra, thu về 43 phiếu. Khi được hỏi nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong cơ quan nhà nước. Kết quả cho thấy 28/43 phiếu chiếm 65.1% số người được hỏi cho rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong cơ quan hành chính nhà nước là sự phù hợp của cơ chế quản lý, sử dụng phù hợp với thực tế; tiếp đến là năng lực, ý thức trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng TSC với 12/43 phiếu chiếm 27.9% và cuối cùng là năng lực của CB, CC làm công tác quản lý TSC trong cơ quan với 7/43 phiếu chiếm 7%.

Bảng 3.26. Kết quả điều tra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong các cơ quan hành chính nhà nước

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Sự phù hợp của cơ chế quản lý tài sản công

trong Cơ quan hành chính nhà nước với thực tế 28 79.1 2 Năng lực của cán bộ công chức làm công tác

quản lý TSC trong cơ quan hành chính nhà nước 8 20.9 3 Năng lực, ý chí của người trực tiếp sử dụng

TSC trong cơ quan hành chính nhà nước 7 0 4 Các nguyên nhân khác (đề nghị ghi rõ):

Tổng 43 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Theo báo cáo của Phòng Nội vụ huyện, các cơ quan thuộc UBND huyện có 13 cơ quan trực thuộc nên đối tượng của hệ thống quản lý, sử dụng TSC trong các cơ quan này rất phức tạp, phạm vi rộng. Bên cạnh đó sự hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức cũng rất khác nhau, gây khó khăn cho quá trình sử dụng tài sản công

Qua điều tra, khi được hỏi đánh giá về việc sử dụng các TSC trong khu vực HCSN kết quả cho thấy 51,1% số người được hỏi cho rằng việc sử dụng TSC trong cơ quan hành chính nhà nước là đúng mục đích và có hiệu quả, 27,9% cho rằng việc sử dụng TSC trong các cơ quan thuộc UBND huyện Phú Bình chưa hiệu quả, còn có trường hợp sử dụng sai mục đích và 21% cho rằng việc sử dụng TSC trong khu các cơ quan này còn lãng phí. (Bảng 3.27).

Cùng với đó việc đánh giá về ý thức, trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng TSC trong cơ quan hành chính nhà nước như sau: 69,7% cho rằng người trực tiếp sử dụng TSC có ý thức, trách nhiệm; 23,2% cho rằng nhận thức được nhưng trách nhiệm chưa cao và 7,1% cho rằng không có ý thức trách nhiệm. (bảng 3.28).

Bảng 3.27. Kết quả điều tra về hiệu quả sử dụng TSC tại UBND huyện Phú Bình

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích 22 51.1 2 Sử dụng chưa hiệu quả, còn có

trường hợp sử dụng sai mục đích 12 27.9

3 Lãng phí trong sử dụng 9 21

Tổng 43 100

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Bảng 3.28. Kết quả điều tra về ý thức, trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng TSC tại UBND huyện Phú Bình

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Có ý thức 30 69,7

2 Ý thức chưa cao 10 23.2

3 Không có ý thức, trách nhiệm 3 7.1

Tổng 43 100

Bảng 3.29. Kết quả điều việc xử lý những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng TSC tại UBND huyện Phú Bình

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Kiên quyết 5 11.6

2 Chưa kiên quyết 37 86.4

3 Bỏ qua 1 2

Tổng 43 100

( Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2017)

Nhìn vào bảng có thể thấy rằng, việc xử lý những tình trạng sai phạm trong khai thác, sử dụng tài sản công đã được tiến hành một cách nghiêm túc. Trong tổng số 43 người được hỏi thì 37/43 chiếm 86.4% cho rằng đã xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)