Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành, hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đến các ngành, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đạt yêu cầu về quản lý TSC, xử lý tài sản công đúng cơ chế chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan đơn vị và địa phương chủ động quản lý tài sản được giao.

Các cơ quan đơn vị thuộc địa phương quản lý đã thực hiện đúng qui định của nhà nước về mua sắm, trang bị tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan theo đúng qui định. Việc trang bị tài sản và phương tiện làm việc đã đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo các chức năng nhiệm vụ được giao của từng cơ quan đơn vị; tài sản, phương tiện làm việc có chất lượng tốt, sử dụng lâu bền, tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo từng bước hiện đại hóa công sở.

Việc mua sắm trang bị tài sản trang thiết bị làm việc cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan , đơn vị đã đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù chuyên môn của ngành, lĩnh vực hoạt động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả TSC đã được thể hiện rõ trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan đơn vị. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ dịch vụ công các đơn vị sự nghiệp còn nhận thêm hợp đồng lao động, tạo công ăn việc làm cho các lao động trong tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị đã xác định được vai trò và trách nhiệm của mình trong quản lý và sử dụng TSC. Thủ trưởng đơn vị là người đứng đầu chịu trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý và sử dụng tài sản phục vụ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trên nguyên tắc sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng hiệu quả và tiết kiệm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị mình, thường xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để tăng tuổi thọ của tài sản và phát huy tối đa công năng, hiệu quả của TSC.

Toàn bộ TSC được các ngành, các cấp, các đơn vị quản lý, sử dụng ngày càng có hiệu quả. Phòng Tài Chính đã nắm bắt được tình hình biến động tài sản từ việc đầu tư, mua sắm mới đến quá trình điều chuyển, thanh lý tài sản, biết rõ cơ cấu các loại tài sản hiện có trong toàn tỉnh cũng như tình hình tài sản nằm ở từng đơn vị là những loại tài sản gì, giúp cho việc phân tích, đánh giá về cơ cấu tài sản của từng đơn vị. Trên cơ sở có những căn cứ cụ thể để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản của từng đơn vị cũng như việc đầu tư, mua sắm theo kế hoạch hàng năm.

Thông qua công tác quản lý cùng với hệ thống cơ chế chính sách đã lập lại trật tự quản lý thống nhất từ khâu đầu tư, mua sắm đến khâu cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn, điều chuyển, thanh lý tài sản.

Công tác phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng TSC đã có những chuyển biến tích cực thể hiện quyết tâm của các cấp chính quyền. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai tích cực. Công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra được đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)