5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh. Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được khai thác hết. Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.
- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước.
- Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn. Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm. Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Những năm gần đây năng suất lúa tuy có tăng nhưng không nhiều. Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè, như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du nhưng do quĩ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô lớn.
- Phú Bình có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn. Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của huyện.
- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như một số huyện khác của tỉnh. Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
- Phú Bình là một huyện Anh hùng có bề dày về lịch sử và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp. Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú Bình có điều kiện phát triển du lịch và qui hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
- Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Phú Bình luôn một lòng theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội.
Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội Huyện Phú Bình
1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015: 13% trở lên.
Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 4,26 %. - Công nghiệp -TTCN: 44,03%. - Xây dựng: 16,5%. - Dịch vụ: 16,4%.
2. Giá trị sản xuất đến năm 2015 (theo giá cố định) đạt: 1.777.481 triệu đồng.
Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 490.420 triệu đồng. - Công nghiệp -TTCN: 185.069 triệu đồng. - Xây dựng: 638.521 triệu đồng. - Dịch vụ: 463.471 triệu đồng.
3. Giá trị sản xuất đến năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt: 4.633.820 triệu đồng.
Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 1.022.537 triệu đồng. - Công nghiệp -TTCN: 647.741 triệu đồng. - Xây dựng: 1.596.303 triệu đồng. - Dịch vụ: 1.367.240 triệu đồng. 4. Cơ cấu nền kinh tế của huyện đến năm 2015:
- Công nghiệp - TTCN, xây dựng: 33,7 %. - Nông, lâm, ngư nghiệp : 33,3 %. - Dịch vụ: 33,0 %.
5. Giá trị gia tăng bình quân đầu người: Trên 16 triệu đồng/năm/người. 6. Thu ngân sách Nhà nước: 31,5 tỷ đồng.
7, Chi ngân sách Nhà nước: 182,0 tỷ đồng.
8. Sản lượng lương thực có hạt 72.000 tấn (trong đó thóc là 59.160 tấn , ngô là 12.840 tấn).
9. Diện tích trồng rừng mới tập trung bình quân hàng năm: 200 ha.
10. Giá trị SX/1ha đất trồng trọt đến năm 2015 (theo giá thực tế) đạt: 63 triệu đồng.
11. Chăn nuôi: + Đàn trâu: 11.000 con. + Đàn bò: 21.000 con.
+ Đàn lợn: 145.000 con. + Đàn gia cầm: 1,8 triệu con.
12. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 23.000 tấn.
13. Giảm tỷ suất sinh thô bình quân hàng năm: 0,20 %o. 14. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn: 8,14 %.
15.Tạo việc làm mới cho lao động (cả giai đoạn): 13.000 người. 16. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới: 17%.
17. Tỷ lệ độ che phủ của rừng ổn định: 24,06 %.
18. Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: Trên 80%.