Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại văn phòng đăng ký đất đai tỉnh ninh bình​ (Trang 41)

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình phải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình. Trong chƣơng I của Luận văn, ngƣời viết đã tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực nói chung và hoạt động quản lý nhân lực của các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, Luận văn tiếp túc hoàn thiện phần lý luận để làm cơ sở phân tích các vấn đề tiếp theo ở các chƣơng còn lại của Luận văn.

Phƣơng pháp này cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình quản lý nhân lực phải gắn với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, Luận văn đã nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thực trạng nhân lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ 2015-2018. Phân tích mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng nội dung và giữa các nội dung với nhau sẽ giúp làm rõ vấn đề Luận văn đang nghiên cứu.

và số liệu sẵn có. Ngƣời viết thực hiện xác định những vấn đề chính, những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần làm rõ, căn cứ vào đó đƣa ra các giải pháp.

Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo công tác hàng năm từ năm 2015 đến 2018 của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình; số liệu về cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Ninh Bình; các tài liệu hội thảo; sách; báo; tạp chí tổ chức nhà nƣớc; một số đề tài nghiên cứu các cấp về quản lý nhân lực.

2.1.2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể áp dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn

2.1.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả quá trình nghiên cứu. Mọi vấn đề đƣa ra đều nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Nghiên cứu theo phƣơng pháp tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình. Nghiên cứu về vấn đề này đòi hỏi phân định rõ tác động của quản lý nhân lực đến đội ngũ công chức,viên chức (CCVC), để từ đó xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ CCVC có chất lƣợng.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh bao gồm:

- Trong Chƣơng 1, ngƣời viết phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình, tổng hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhân lực; từ đó rút ra khoảng trống khoa học và là hƣớng nghiên cứu tiếp của luận văn.

- Trong Chƣơng 3, ngƣời viết phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình, thực trạng nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình để từ đó có thể đánh giá nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

- Trong từng nội dung cụ thể, luận văn vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các biểu đồ và bảng để thấy rõ hơn đặc trƣng, quy mô của vấn đề nghiên cứu.

2.1.2.2. Phương pháp so sánh

Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh giúp có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình với những cơ quan tƣơng ứng trong và ngoài nƣớc.

Trong Chƣơng 1, phần nghiên cứu về kinh nghiệm, mô hình quản lý công chức của một số nƣớc trên thế giới, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và sau đó sử dụng phƣơng pháp so sánh với thực trạng quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình để tìm ra đƣợc những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đƣợc.

2.1.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả thông qua các hình vẽ, bảng biểu đƣợc ngƣời viết sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

2.1.2.4. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic

Với những số liệu, tài liệu sƣu tầm đƣợc, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic để làm rõ những vấn đề cần quan tâm. Việc

nghiên cứu các dữ liệu về kết quả hoạt động trong chu kỳ 4 năm, thực trạng đội ngũ CCVC đòi hỏi phải nghiên cứu theo đúng trình tự thời gian, bối cảnh để không hiểu sai lệch các dữ liệu. Từ kết quả nghiên cứu đó, vận dụng phƣơng pháp logic để nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

2.1.2.5. Phương pháp phân tích nhân tố

Để thực hiện phân tích từng nhân tố (nội dung) trong hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình thì hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình đã đƣợc xem xét, phân tích các nội dung sau:

- Hoạt động kế hoạch hóa nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

- Hoạt động tuyển dụng công chức của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

- Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

- Hoạt động đánh giá công chức của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

- Hoạt động khen thƣởng, kỷ luật của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

Phân tích nhân tố nhằm đánh giá tác động, hiệu quả của các nhân tố là rất cần thiết cho việc nghiên cứu Luận văn. Qua đó, rút ra đƣợc những tồn tại và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình.

2.2. Thiết kế luận văn

2.2.1. Khung phân tích của vấn đề cần nghiên cứu

Dựa trên lý luận về hoạt động quản lý nhân lực ở Chƣơng I, ngƣời viết đã xác định khung phân tích của vấn đề cần nghiên cứu, đó là nghiên cứu những hoạt động thành phần trong nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Văn

phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình theo các nội dung đề xuất trên.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhân lực

Để xác định hoạt động quản lý nhân lực trong Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình hiện nay có đáp ứng, phù hợp với vị trí việc làm không, có hiệu quả không; hoạt động thành phần nào cần cải thiện, giải pháp là gì, ngƣời viết đã xác định các tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhân lực đó là:

- Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình có hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao không?

- Các hoạt động thành phần trong hoạt động quản lý nhân lực của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình có bám sát theo số lƣợng ngƣời đƣợc giao biên chế không? Trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ, số lƣợng nhân lực này có đáp ứng không hay cần điều chỉnh?

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TỈNH NINH BÌNH

3.1. Khái quát về Văn phòng đăng ký đất đai Ninh Bình.

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Ninh Bình, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Văn phòng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, đƣợc nhà nƣớc bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn

 Thực hiện việc đăng ký đất đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

 Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Lập, chỉnh lý, cập nhật, lƣu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

 Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

 Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

 Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

 Quản lý viên chức, ngƣời lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác đƣợc giao.

Đối với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các Huyện có chức năng phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện thực hiện:

- Trƣờng hợp tiếp nhận hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển hồ sơ đến UBND cấp xã để thực hiện các nội dung công việc quy định tại Điểm a Khoản này.

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với trƣờng hợp cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, không quá 10 ngày làm việc đối với trƣờng hợp cấp Giấy chứng nhận đồng loạt kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ từ UBND cấp xã chuyển đến, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trƣờng để kiểm tra trình UBND huyện ký

Giấy chứng nhận.

- Trƣờng hợp phải thực hiện lồng ghép việc xét duyệt, thẩm định, kiểm tra hồ sơ, có văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cử cán bộ, cùng với cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn UBND cấp xã xét duyệt, thực hiện thẩm định hồ sơ ngay trong quá trình xét duyệt của UBND cấp xã.

Về cơ cấu tổ chức: Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Văn phòng có 03 phòng chuyên môn trực thuộc gồm:

 Phòng Hành chính - Tổng hợp: Có 02 Phó Trƣởng phòng và 07 nhân

viên. Phòng có nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lƣơng, đào tạo hành chính quản trị, văn phòng đảm bảo cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc cho Văn phòng hoạt động theo nhiệm vụ đƣợc giao; Xây dựng kế hoạch, lập dự toán thu chi hàng năm theo chế độ hiện hành, tổ chức quản lý nguồn kinh phí theo kế hoạch đƣợc giao; Thực hiện quản lý các nguồn vốn, quản lý tài sản của Văn phòng, thực hiện công tác lƣu trữ và quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động; Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng với các cơ quan có thẩm quyền; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Văn phòng giao.

 Phòng Quản lý, xử lý thông tin lƣu trữ địa chính: Có Trƣởng phòng, và 17 nhân viên. Phòng có nhiệm vụ: Thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai; lập, chỉnh lý, cập nhật, lƣu trữ và quản lý hồ sơ địa chính và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Văn phòng giao.

phòng, 01 Phó Trƣởng phòng và 04 nhân viên. Phòng có nhiệm vụ: Chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính; kiểm tra bản trích đo thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai. Thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Văn phòng giao.

- Các Chi nhánh Văn phòng đặt tại các huyện, gồm:

 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Ninh Bình

 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Tâm Điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại văn phòng đăng ký đất đai tỉnh ninh bình​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)