CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý nhân lực tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình
3.2.7. Kiểm tra, đánh giá nhân lực
Đánh giá là một trong những chức năng của quản lý liên quan quy trình chuyển đổi các dữ liệu giám sát thành thông tin và kiến thức. Đánh giá là quy trình hỗ trợ việc ra quyết định của các cán bộ quản lý. Mặc dù đánh giá chỉ diễn ra
sau khi các dữ liệu đã đƣợc thu thập và phân tích, phƣơng pháp đánh giá cần đƣợc xác định ngay từ giai đoạn thiết lập mục tiêu. Đánh giá đặt ra các nguyên tắc cho công tác giám sát, cụ thể là các chỉ dẫn về việc thông tin phải đƣợc thu thập và sử dụng nhƣ thế nào. Đánh giá không phải để đánh giá mà phải gắn với các mục tiêu đƣợc xác định trƣớc và chỉ ra hiệu quả công việc có thể đƣợc nâng cao nhƣ thế nào trƣớc khi tiền bạc, thời gian và các nguồn lực khác tiêu tốn vào công tác giám sát. Phạm vi đánh giá tập trung vào các lĩnh vực, kết quả quan trọng; định hƣớng đánh giá theo kết quả, đầu ra và tác động; mục đích đánh giá là cung cấp cho lãnh đạo các thông tin hƣớng tới việc hoàn thiện liên tục, thực hiện điều chỉnh và nâng cao hiệu quả công việc; tần xuất thực hiện là thƣờng xuyên hoặc ngẫu nhiên; công cụ đánh giá các phiếu, tiêu chí đánh giá và các phƣơng pháp cụ thể khác dựa trên mục đích đánh giá; chủ thể thực hiện đánh giá là tổ chức tự thực hiện nhƣng để bảo đảm tính khách quan và độc lập nên giao cho các tổ chức bên ngoài thực hiện. Giám sát, đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực của tổ chức bằng cách thúc đẩy việc học tập qua trải nghiệm và bảo đảm rằng tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Giám sát và đánh giá là hai quy trình riêng biệt. Mặc dù giám sát và đánh giá cùng nằm trong hệ thống, song đó vẫn là hai phạm trù độc lập và có mục đích khác nhau. Giám sát, đánh giá luôn gắn với nhau. Giám sát cung cấp dữ liệu ban đầu để có câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong khi đánh giá giúp mang lại giá trị cho các dữ liệu thu đƣợc từ giám sát. Đánh giá nói chung là quá trình nhờ vào đó mà rút ra đƣợc các bài học kinh nghiệm, các khuyến nghị và đƣa ra các biện pháp cải tiến.
Viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n kiểm tra , đánh giá nhân lƣ̣c ta ̣i Văn phòng đăng ký đất đai đƣợc thƣ̣c hiê ̣n hàng năm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, Văn phòng đăng ký đất đai; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, theo đó:
- Căn cứ đánh giá:
+ Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không đƣợc làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
b) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Nhiệm vụ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác năm đƣợc phân công hoặc đƣợc giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
+ Đối với viên chức:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.
- Nội dung đánh giá:
+ Đối với công chức:
a) Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; e) Thái độ phục vụ nhân dân.
Ngoài những nội dung đánh giá trên, công chức lãnh đạo, quản lý còn đƣợc đánh giá theo các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
+ Đối với viên chức:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
Ngoài những nội dung đánh giá trên, viên chức quản lý còn đƣợc đánh giá theo các nội dung
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; b) Kết quả hoạt động của đơn vị đƣợc giao quản lý, phụ trách.
Đối với ngƣời lao động tại Sở (là những trƣờng hợp lao động hợp đồng có thời hạn từ 01 năm trở lên): áp dụng đánh giá, phân loại nhƣ công chức hoặc viên chức tùy theo vị trí công tác hiện tại.
- Thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức, viên chức tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình:
+ Đối với công chức: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trực tiếp đánh giá, phân loại đối với các Giám đốc và và Phó Giám đốc Văn phòng. Giám đốc văn phòng đánh giá công chức trong Văn phòng, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại..
+ Đối với viên chức tại Chi nhánh: Giám đốc tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Riêng đối với Ban Giám đốc Trung tâm sẽ do Giám đốc Văn phòng đánh giá, phân loại.
- Các mức phân loại áp dụng đối với cả công chức và viên chức gồm có: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vu ̣;
+ Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lƣ̣c; + Không hoàn thành nhiê ̣m vu ̣.
Kết quả đánh giá , phân loa ̣i công chƣ́c , viên chƣ́c và ngƣời lao đô ̣ng của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình năm 2018:
- Đối với công chức: 01, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Đối với viên chức
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 26 + Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 40 + Hoàn thành nhiệm vụ: 05 + Không hoàn thành nhiê ̣m vu ̣: 0
Có thể thấy 100% công chức, viên chức và ngƣời lao động ta ̣i Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Ninh Bình đƣợc phân loa ̣i đánh giá là hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ trở lên , không có công chức , viên chức và ngƣời lao động nào ở mƣ́c Không hoàn thành nhiệm vụ.
Công chức , viên chức và ngƣời lao động đƣợc phân l oại là hoàn thành xuất sắc nhiê ̣m vu ̣ chủ yếu là Lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, chiếm tỷ lê ̣ 36%.