Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 80)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

4.3.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu

4.3.3.1 Kết quả nghiên cứu

LEV của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:

LEV = 0.568*SIZE - 0.350*LIQ + 0.219*GRO - 0.133*ROA - 0.123*VOL Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:

Hình 4.4: Mô hình lý thuyết chính thức về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Cấu trúc tài chính LEV 0.219 GRO SIZE 0.568 LIQ -0.350 ROA VOL -0.133 -0.123

Bảng 4.9: Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sựảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến cấu trúc tài chính

Loại biến Tên biến Ký hiệu Giả thuyết Biến quan sát Kết quả nghiên cứu Biến phụ thuộc Cấu trúc tài chính LEV Nợ phải trả Tổng tài sản Biến độc lập Quy mô

doanh nghiệp SIZE + Tổng tài sản +

Hiệu quả hoạt động kinh

doanh

ROA +

Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản - Cấu trúc tài sản TANG + Tài sản cố định hữu hình Tổng tài sản K Tính thanh khoản LIQ + Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Tốc độ tăng

trưởng GROW + Tổng tài sản +

Rủi ro kinh doanh VOL + Độ lệch chuẩn ROA/Giá trị trung bình ROA -

Quy ước: Dấu cộng (+): quan hệ cùng chiều, dấu trừ (-): quan hệ ngược chiều, K: Không ảnh hưởng

4.3.3.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Mô hình hồi quy giải thích được 52.8% cấu trúc tài chính, với kết quả nghiên cứu các biến cụ thể như sau:

- Biến SIZE: Quy mô doanh nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận cùng chiều với tỷ suất nợ (+). Quy mô công ty tác động mạnh nhất đến cấu trúc tài chính là (+ 0.568).

+ Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Antoniou (2002), Wanrapee Banchuenvijit (2009), Hằng (2013), Anh (2010), Anh&Yến (2014), Thái Thị Nhung ( 2014), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), Nguyễn Thị Thanh Nga (2010).

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với kết quả nghiên cứ của Titmam & vessels (1998), nghiên cứu của nghiên cứu của Jean.J.Chen (2003), nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), nghiên cứu của Thái Thị Nhung (2014).

Quy mô của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM càng lớn thì các công ty vay nợ càng nhiều tác động đến cấu trúc tài chính làm cho tỷ suất nợ lớn sẽ có tính 2 mặt tốt hoặc không tốt:

Tác động không tốt:

- Doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của các công ty ngành bất động sản.

Tác động xấu:

- Tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA): Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ, tác động đến cấu trúc tài chính (-0.133). Điều này cho thấy các công ty ngành bất động sản càng vay nợ nhiều dẫn đến càng kém hiệu quả kinh doanh. Quy mô tài sản doanh nghiệp càng lớn tác động làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ

Tính thanh khoản tác động đến cấu trúc tài chính ở mức độ thứ 2 với chỉ số (- 0.350), tính thanh khoản của các công ty ngành bất động sản càng lớn thì các doanh nghiệp vay nợ ít. Doanh nghiệp vay nợ ít tác động đến hiệu quả kinh doanh (ROA), hiệu quả kinh doanh tốt.

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Anh&Yến (2014), Thái Thị Nhung (2014), Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013).

+ Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2010).

- Biến GRO: Tốc độ tăng trưởng

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận, cùng chiều với tỷ suất nợ (+).

Tốc độ tăng trưởng tác động đến cấu trúc ở mức độ thứ 3 với chỉ số (+0.219), tốc độ tăng trưởng của các công ty ngành bất động sản càng lớn thì các doanh nghiệp càng vay nợ nhiều.

+ Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Titmam & vessels (1998), Jean.J.Chen (2003), Lê Thị Kim Thư (2012), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014).

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kim & Sorense (1986), kết quả nghiên cứu của Thái Thị Nhung (2014).

- Biến ROA: Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch, ngược chiều với tỷ suất nợ (-).

Hiệu quả kinh doanh tác động đến cấu trúc tài chính ở mức độ thứ 4 với chỉ số (- 0.133).

Điều này cho thấy, hiệu quả kinh doanh càng lớn thì các doanh nghiệp ngành bất động sản càng vay nợ ít.

+ Kết quả nghiên cứu này phù hớp với kết quả nghiên cứu của Titmam & vessels (1998), Jean.J.Chen (2003), Wanrapee Banchuenvijit (2009), Huang and Song (2002), Lê Thị Kim Thư (2012), Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), Nguyễn Thị Thanh Nga (2010)

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hớp với kết quả nghiên cứu của Anh&Yến (2014).

- Biến VOL: Rủi ro kinh doanh

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch, ngược chiều với tỷ suất nợ (-).

Rủi ro kinh doanh tác động đến cấu trúc tài chính ở mức độ thứ 5 với chỉ số (- 0.123). Điều này chứng tỏ rủi ro kinh doanh càng lớn các doanh nghiệp ngành bất động sản càng vay nợ ít.

+ Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Titmam & vessels (1998), Anh (2010), Thái Thị Nhung (2014).

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kim & Sorense (1986), Lê Thị Kim Thư (2012), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014).

- Biến TANG: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cấu trúc tài sản (biến TANG) không có ý nghĩa thống kê nên loại ra khỏi mô hình.

+ Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kim & Sorense (1986), Thạch (2013), Lê Thị Kim Thư (2012), Thái Thị Nhung (2014), Anh&Yến (2014).

+ Kết quả nghiên cứu này không phù hợp với nghiên cứu của Jean.J.Chen (2003), Huang & Song (2002), Wanrapee Banchuenvijit (2009), Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), Nguyễn Thị Thanh Nga (2010).

Liên hệđến các doanh nghiệp ngành bất động sản: Qua kết quả nghiên cứu

động sản không có vay nợ (hiệu quả kinh doanh cao) là rất khó đảm bảo vì cần một lượng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính bội được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết.

Qua việc phân tích ma trận hệ số tương quan và việc loại biến không đạt yêu cầu, mô hình cuối cùng cho ta thấy được rằng 5 yếu tố có ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần và không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập, đó là:

-Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận, cùng chiều với tỷ suất nợ.

- Tính thanh khoản của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch, ngược chiều với tỷ với tỷ suất nợ.

- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận, cùng chiều với tỷ suất nợ. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh tỷ lệ nghịch, ngược chiều với tỷ suất nợ. - Rủi ro doanh nghiệp tỷ lệ nghịch, ngược chiều với tỷ suất nợ.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn ổn định cho hoạt động sản xuất và tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn đó là một trong những vai trò quan trọng của quản lý tài chính công ty. Với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định về mặt lý thuyết và thực tiễn cũng như tồn tại một số hạn chế như sau:

5.1.1. Kết quảđạt được

- Về nghiên cứu lý thuyết

Xác định được cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay thể hiện bằng chỉ tiêu tỷ suất nợ, phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khi lựa chọn cấu trúc tài chính thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu hay vay nợ, đây chính là lý do hình thành các quan điểm khác nhau trong các lý thuyết cấu trúc tài chính hiện đại.

Đề tài cũng đã hệ thống được một số lý thuyết về cấu trúc tài chính, những nguyên tắc xây dựng cấu trúc tài chính vốn và tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp về mặt lý luận.

Xây dựng thành công phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính bằng các công cụ thống kê toán và phần mềm SPSS, nâng cao tính thuyết phục cho kết quả của đề tài.

- Về mặt thực tiễn

Đề tài đã khái quát được đặc điểm kinh doanh của ngành bất động sản và thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2014.

Nghiên cứu này đã giải quyết được phần nào vấn đề thiếu tài liệu nghiên cứu cho các quyết định cấu trúc tài chính trong các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Đề tài là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tài trợ một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị để các nhà quản trị doanh nghiệp xem xét khi xây dựng cấu trúc tài chính.

5.1.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Mẫu nghiên cứu là 31 công ty không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản mà còn đầu tư thêm nhiều lĩnh vực khác rất khó tách biệt cụ thể lĩnh vực hoạt động do số liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính hợp nhất. Số liệu báo cáo tài chính chỉ thu thập trong 4 năm nên kết quả chỉ chính xác ở một mức độ và một giai đoạn nhất định và chưa phản ánh được sự tác động của các biến động của nên kinh tế.

- Số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của các công ty, tức là tính theo giá trị số sách không xét đến giá trị thị trường.

- Số liệu nghiên cứu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng chỉ số tài chính cơ bản, chưa tận dụng được thông tin trên các báo cáo khác nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính còn hạn chế.

- Đề tài chỉ mới phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và chỉ đối với các doanh nghiệp ngành bất động sản có niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

5. 2. Kiến nghị

5.2.1. Về phía công ty niêm yết 5.2.1.1. Quy mô doanh nghiệp 5.2.1.1. Quy mô doanh nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô doanh nghiệp tương quan tỷ lệ thuận, cùng chiều với tỷ suất nợ. Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp, một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ

nghiệp ngành bất động sản muốn tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính tín dụng dễ dàng hơn có thể hướng tới việc mở rộng quy mô doanh nghiệp để tận dụng lợi thế quy mô lớn, bằng các giải pháp để mở rộng quy mô cụ thể là:

Mt là: Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động có năng lực, chuyên môn, tay nghề, chủ động, sáng tạo…, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp, xây dựng tốt mối quan hệ cán bộ công nhân viên, giữa người quản lý và người lao động nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp từ yếu tố con người, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Hai là: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quản trị tài chính như: khả năng xây dựng hệ thống kế toán tài chính theo chuẩn, quản lý dòng tiền, xác định được cơ cấu tài chính phù hợp;

+ Năng lực của doanh nghiệp trong việc lập và thẩm định các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh: Xác định rõ cơ cấu vốn phù hợp phục vụ nhu cầu đặt ra, năm bắt đặc thù của các phương pháp huy động vốn, hiểu rõ tính chất của các khoản vay;

+ Nâng cao kỹ năng của doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng, tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, việc gặp gỡ và tiếp xúc định kỳ giữa các doanh nghiệp và ngân hàng đã được thực hiện và triển khai tại một số nơi. Hoạt động này được hỗ trợ tổ chức bởi các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp;

+ Tham gia đối thoại, tháo gỡ khó khăn và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của nền kinh tế là chính quyền, ngân hàng và Hiệp hội doanh nghiệp để hệ thống nền kinh tế vận hành ổn định, hiệu quả;

+ Tham gia các hiệp hội, liên kết với các doanh nghiệp để vận dụng các nguồn lực, giảm các chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Cần nhìn nhận và xác định đúng các khó khăn hiện tại về vốn, để có các giải pháp rõ ràng, quyết đoán

và mạnh mẽ trong việc xử lý khó khăn để từng bước vực dậy hoạt động kinh doanh của mình;

+ Phối hợp với Hiệp hội và Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ bảo lãnh đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của quỹ cũng như tạo độ tin cậy để việc hợp tác thực hiện tháo gỡ khó khăn đạt hiệu quả và tạo niềm tin lâu dài.

Ba là: Huy động được nguồn vốn khác, ngoài nguồn tín dụng từ ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: động viên nguồn vốn từ người mua nhà thông qua hợp đồng góp vốn; chia nhỏ căn hộ để bán, phát hành trái phiếu, cổ phiếu… công ty.

Bn là: Nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng, nhà đầu tư.

+ Phát huy vai trò của hà nước trong việc hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bất động sản;

+ Điều chỉnh cơ cấu kinh doanh, hướng mạnh vào phân khúc thị trường có khả năng thanh toán như phân khúc căn hộ bình dân. Đây là phân khúc sẽ tạo được sức hút lớn cho thị trường do có cầu mạnh và mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu thật của thị trường. Với văn phòng cho thuê, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và tiện ích đồng bộ của ngôi nhà như bãi giữ xe, tiết kiệm năng lượng, an ninh, trật tự và phòng chống cháy nổ…

+ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, công nghệ, vật tư, nguồn vốn…; đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị các nguồn lực để khi thời cơ đến, thì có thể đáp ứng ngay yêu cầu của thị trường;

+ Bảo đảm được khả năng duy trì, mở rộng thị phần của doanh nghiệp; đồng thời, nâng cao chất lượng, uy tín, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp: Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc duy trì, mở rộng thị phần của doanh nghiệp trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp BĐS. Do vậy, các doanh nghiệp ngành bất động sản cần quan tâm, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cắt giảm chi phí ở những lĩnh vực không cần thiết để giữ

Năm là: Tăng cường khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp: Để huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)