Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 37)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

2.2.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp

2.2.1.1. Quy mô doanh nhgiệp

Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô tài sản và nguồn nhân lực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng lao động hiện hành.

Những doanh nghiệp càng lớn thường có khả năng đa dạng hóa tốt và có dòng tiền ổn định nên xác suất phá sản nhỏ hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có xu hướng sử dụng nợ dài hạn trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại có xu hướng chọn nợ ngắn hạn để tài trợ cho dự án của họ. Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường có khả năng thương lượng với nhà cung cấp tín dụng tốt hơn doanh nghiệp nhỏ.

Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều với tỷ suất nợ.

Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng quy mô doanh nghiệp ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến cấu trúc tài chính.

Nghiên cứu của Antoniou và các cộng sự (2002) (được trích bởi Thái Thị Nhung, 2014) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các tập đoàn ở các nước Châu Âu trên cơ sở những số liệu điều tra ở những công ty Pháp, Đức và Anh đã chỉ ra rằng cấu trúc tài chính có mối tương quan thuận với quy mô công ty.

2.2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ.

Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”

Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408: hiệu quả sản xuất kinh doanh là “biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó”.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets - ROA), khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE).

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng thông tin này dẫn tới chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ cao, làm cho nhà quản trị doanh nghiệp phân hạng ưu tiên sử dụng vốn.

Nghiên cứu thực nghiệm của Huang and Song (2002), Pan dey (2001) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ.

2.2.1.3. Cấu trúc tài sản

Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên đặc điểm cơ cấu vốn cũng chịu sự chi phối của cơ cấu tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên đặc điểm cơ cấu vốn cũng chịu sự chi phối của cơ cấu tài sản. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chia ra tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) và tài sản số định (tài sản dài hạn). Về mặt lý thuyết khi tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài.

thế chấp, điều này làm giảm chi phí sử dụng vốn. Vậy theo mô hình cân bằng tĩnh thì cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ.

Nghiên cứu của Berger và Urdell (1995) (được trích dẫn bởi Lê Thị Kim Thư, 2012) lại cho rằng các doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp.

2.2.1.4. Tính thanh khoản của doanh nghiệp

Đây là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải thu từ các cá nhân mắt nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.

Nếu các công ty có hệ số thanh toán cao, có thể sử dụng nhiều nợ vay, bởi vì công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn.Tuy nhiên, nếu các công ty có nhiều tài sản thanh khoản thì có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình mà không cần phải vay nợ.

2.2.1.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Trong một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tài sản để phản ánh sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế, đề tài sử dụng tốc độ tăng trưởng tài sản qua các năm để đánh giá mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và cấu trúc tài chính của công ty.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản là một ngành có tồn kho khá lớn, khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tăng đầu tư nhiều dự án lớn thì lượng vốn tồn đọng càng nhiều. Lúc đó, nhu cầu vốn sẽ càng tăng lên trong khi phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thì không đáp ứng đủ nên các doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc tài trợ từ vốn vay bên ngoài.

Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers, 1984), doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ, vốn vay sẽ được sử dụng đến.

Mặc khác, theo lý thuyết chi phí đại diện cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ nhưng lý thuyết trật tự phân hạng thì lại cho rằng mối quan hệ giữa hai yếu tố này là cùng chiều.

2.2.1.6. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là những rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

trong tương lai. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, mà thông thường rủi ro luôn đi đôi với lợi nhuận cao.

Thực tế trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro về: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi suất biến động…. Nếu doanh nghiệp mạo hiểm chấp nhận rủi ro thì sẽ có cơ hội để gia tăng lợi nhuận , do vậy các nhà quản lý có khả năng sử dụng nhiều công cụ nợ để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định tăng tỷ trọng vốn vay nợ bởi lẽ tăng mức độ mạo hiểm và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.

Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là những rủi ro thường trực của tất cả các doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh gắn liền với đặc điểm kinh doanh của từng ngành.

Ngành bất động sản là một ngành khá đặc thù do chu kỳ công nghệ của sản phẩm là khá dài, sản phẩm bất động sản là một sản phẩm riêng lẻ và không đồng nhất, và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nên kinh doanh trong lĩnh vực này doanh nghiệp luôn đứng trước những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Lý thuyết về cân đối ủng hộ mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và cẩu trúc tài chính. Theo lý thuyết cân đối, rủi ro kinh doanh càng cao thì càng gia tăng sự khốn khó cho doanh nghiệp. Tương tự, chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ sẽ càng nhiều hơn nếu như rủi ro phá sản của doanh nghiệp cao hơn.

Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) (được trích bởi Thái Thị Nhung, 2014) nghiên cứu mối quan hệ này đã đi đến kết luận là quan hệ ngược nhưng ít có ý nghĩa.

2.2.1.7. Thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động thể hiện thời gian doanh nghiệp tồn tại trên thương trường. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ phần nào thể hiện kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực, tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư và dần dần có một chỗ đứng trên thương trường nếu kèm theo hiệu quả kinh doanh tốt.

Một doanh nghiệp có bề dày lịch sử kinh doanh luôn được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng quan tâm hơn các doanh nghiệp mới thành lập.

Thời gian hoạt động cùng với kết quả kinh doanh tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt dễ dàng đi vay nợ bên ngoài, chính điều này làm ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Vậy, cấu trúc tài chính sẽ ảnh hưởng cùng chiều với thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.1.8. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Sự khác biệt về hình thức sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi những quy định có tính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động, cơ chế vận hành và mục tiêu hoạt động. Do vậy, mục đích, điều kiện và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của mỗi doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau là khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến chính sách tài trợ hay cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước có nền tảng nhà nước bao cấp nên khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn.

2.2.1.9. Chính sách quản lý của lãnh đạo công ty

Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers đã cho rằng không có một cấu trúc tài chính mục tiêu riêng. Lý thuyết này hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn.Nợ thường sẽ được ưu tiên phát hành đầu tiên và vốn cổ phần bán ra bên ngoài là lựa chọn cuối cùng. Bởi vì, tài trợ nội bộ giúp các doanh nghiệp sẽ không phải công bố thông tin và chịu sự giám sát theo luật như khi bán chứng khoán mới.

Việc cấp quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp nhận cấu trúc vốn có nhiều rủi ro và có những giám đốc lại không thích rủi ro. Doanh nghiệp sẽ bị chịu chi phí phá sản khi sử dụng vốn không hiệu quả.

Chủ sở hữu và các thành viên góp vốn không muốn phát hành thêm cổ phiếu vì sợ mất đi một phần hay toàn bộ quyền kiểm soát việc điều hành doanh nghiệp.Nếu cổ phần thường của doanh nghiệp có sẵn ngoài công chúng, một doanh nghiệp lớn có thể mua quyền kiểm soát doanh nghiệp một các tương đối dễ dàng. Vì vậy, các chủ sở hữu đều giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trưởng bằng nợ, cổ phần ưu đãi hay lợi nhuận giữ lại hơn so với phát hành thêm cổ phần thường. Ngay cả khi biện pháp này làm cho tốc độ tăng trưởng bị chậm lại còn hơn là chủ doanh nghiệp bị mất quyền kiểm soát.

2.2.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 2.2.2.1. Thuế 2.2.2.1. Thuế

Ảnh hưởng của thuế đối với cấu trúc tài chính là một phần quan trọng trong nghiên cứu của M&M. Cũng như M&M, hầu hết các nghiên cứu khác đều cho rằng thuế gây một tác động quan trọng đối với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chịu thuế suất biên cao hơn sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Thuế tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Do lãi vay là một chi phí được hạch toán vào chi phí trước thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc gia tăng thuế suất làm cho doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu để khai thác tối đa lợi ích tấm chắn thuế. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Vì vậy, gia tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân có xu hướng khuyến khích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

2.2.2.2. Lãi suất kỳ vọng thị trường

Nếu lãi suất vay sẽ tăng và việc vay nợ sẽ trở lên khó khăn thì ngay lúc này phải tăng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Và ngược lại nếu dự đoán lãi suất sẽ giảm thì phải có kế hoạch giảm hay hoãn việc vay nợ hiện tại. Lãi suất kỳ vọng thị trường càng cao làm cho các nhà đầu tư kỳ vọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khóc kiệt, kinh doanh ngày càng khó khăn làm cho doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận tăng lên.

2.2.2.3. Chính sách quản lý của nhà nước

Phần lớn các công ty cổ phần của Việt Nam hiện nay được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước đều đó làm ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp. Các chính sách quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng đến nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện nay chính phủ đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ở mức hai con số bằng chính sách thắt chặt tiền tệ với mức lãi suất cơ bản cao (năm 2011 là 14%/năm) làm cho các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong khi tình hình hoạt động kinh doanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay đang gặp rất nhiều khó khăn để bù đắp được chi phí sử dụng vốn.

2.2.2.4. Các tiêu chuẩn của ngành kinh doanh

Cấu trúc tài chính giữa các ngành khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các ngân hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động.

Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể.

2.2.2.5. Tác động của tín hiệu thị trường

Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới, sự kiện này có thể được coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tương lai do các Giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Những tín hiệu do các thay đổi cấu trúc vốn cung cấp là đáng tin cậy vì nếu các dòng tiền tương lai không xảy ra, doanh nghiệp phải chịu số tiền phạt tức chi phí phá sản có thể có. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng việc cung ứng chứng khoán mới đưa tới các giá đáp ứng của chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)