Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 42)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2.1. Thuế

Ảnh hưởng của thuế đối với cấu trúc tài chính là một phần quan trọng trong nghiên cứu của M&M. Cũng như M&M, hầu hết các nghiên cứu khác đều cho rằng thuế gây một tác động quan trọng đối với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chịu thuế suất biên cao hơn sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Thuế tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp trên cả hai khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Do lãi vay là một chi phí được hạch toán vào chi phí trước thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, việc gia tăng thuế suất làm cho doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu để khai thác tối đa lợi ích tấm chắn thuế. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tác động đến việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Vì vậy, gia tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân có xu hướng khuyến khích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

2.2.2.2. Lãi suất kỳ vọng thị trường

Nếu lãi suất vay sẽ tăng và việc vay nợ sẽ trở lên khó khăn thì ngay lúc này phải tăng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Và ngược lại nếu dự đoán lãi suất sẽ giảm thì phải có kế hoạch giảm hay hoãn việc vay nợ hiện tại. Lãi suất kỳ vọng thị trường càng cao làm cho các nhà đầu tư kỳ vọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khóc kiệt, kinh doanh ngày càng khó khăn làm cho doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận tăng lên.

2.2.2.3. Chính sách quản lý của nhà nước

Phần lớn các công ty cổ phần của Việt Nam hiện nay được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước đều đó làm ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp. Các chính sách quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng đến nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện nay chính phủ đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ở mức hai con số bằng chính sách thắt chặt tiền tệ với mức lãi suất cơ bản cao (năm 2011 là 14%/năm) làm cho các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong khi tình hình hoạt động kinh doanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay đang gặp rất nhiều khó khăn để bù đắp được chi phí sử dụng vốn.

2.2.2.4. Các tiêu chuẩn của ngành kinh doanh

Cấu trúc tài chính giữa các ngành khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các ngân hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động.

Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể.

2.2.2.5. Tác động của tín hiệu thị trường

Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới, sự kiện này có thể được coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tương lai do các Giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Những tín hiệu do các thay đổi cấu trúc vốn cung cấp là đáng tin cậy vì nếu các dòng tiền tương lai không xảy ra, doanh nghiệp phải chịu số tiền phạt tức chi phí phá sản có thể có. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng việc cung ứng chứng khoán mới đưa tới các giá đáp ứng của chứng khoán giảm.

Việc mua lại cổ phần thường là sẽ đưa tới các lợi nhuận được công bố dương lớn từ cổ phần thường của doanh nghiệp. Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính thường gắn với thu nhập cổ phần dương và các hành động làm giảm đòn bẩy tài chính gắn với thu nhập cổ phần âm. Vì vậy khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giám đốc mà giao dịch được đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.

2.3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu trước đã được nêu ở trên, trong đề tài nghiên cứu này các biến được đưa ra để nghiên cứu với giả thuyết như sau:

H1: Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ (+). Quy mô doanh

nghiệp càng lớn, thì doanh nghiệp có xu hướng càng vay nhiều và ngược lại.

H2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất

nợ (+). Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có xu hướng càng vay nhiều và ngược lại.

H3: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ (+). Cấu trúc

tài sản của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có xu hướng càng vay nhiều và ngược lại..

nhiều và ngược lại.

H5: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ (+).Tốc độ

tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có xu hướng càng vay nhiều và ngược lại.

H6: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ suất nợ (+). Rủi ro

kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có xu hướng càng vay nhiều và ngược lại.

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ nền tảng là cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đã được nêu ở trên và các chương sau, nghiên cứu này tác giả đưa ra 6 yếu tố để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Biến phụ thuộc Cấu trúc tài sản Tính thanh khoản của doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp

Cấu trúc tài chính (+) (+) (+) (+) (+) (+)

KT LUN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

- Khái niệm về cấu trúc tài chính trên cơ sở các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về cấu trúc tài chính, các nhân tố ảnh hưởng theo các nghiên cứu trước đã được công bố.

- Các thành phần trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và xác định chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Bản chất của cấu trúc tài chính là quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ suất nợ, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu,...

- Dựa trên cơ sở lý thuyết và những kết quả thực nghiệm của nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu này tác giả đã đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất với 6 yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh, cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn cấu trúc tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản ở phần chương 3, chương 4.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

3.1. Tổng quan về tình hình thị trường bất động sản ở Việt Nam 3.1.1 Khái quát về thị trường bất động sản ở Việt Nam 3.1.1 Khái quát về thị trường bất động sản ở Việt Nam

Giai đoạn 1: Từ 1992 – 2001: Qua hai mươi năm đổi mới, thị trường bất động

sản nước ta đã hình thành và phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của thị trường bất động sản còn bộc lộ nhiều khuyết tật, hiệu quả còn hạn chế. Thị trường bất động sản quá "nóng" dẫn tới "sốt" hoặc quá "lạnh" dẫn tới "đóng băng" đều ảnh hưởng không tốt đến đầu tư phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

Giai đoạn 2: Thị trường bất động sản bùng nổ (2001- 2003)

Sau một thời gian dài bình lặng, từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, tiếp đó giá cả tăng nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào khoảng quý II năm 2001. Theo nhiều chuyên gia nhận định, giá bất động sản của Việt Nam giai đoạn này đang ở mức đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố lớn của các nước công nghiệp phát triển.

Giai đoạn 3: Thị trường bất động sản đóng băng (2003 – trước 2007):

Từ cuối năm 2003 đến nay thị trường bất động sản ở nước ta diễn ra trầm lắng, “đóng băng” như nhiều người nhận xét. Thị trường bất động sản năm sau lạnh hơn năm trước. Theo số liệu thống kê: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.

Từ cuối năm 2004, thị trường rơi vào tình trạng đóng băng thực sự. Sự ra đời của Nghị định 181 ngày 29/10/2004 với quy định cấm phân lô bán nền đã thực sự tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ vào thị trường bất động sản. Các giao dịch trên thị trường bất động sản giảm mạnh.

Giai đoạn 4: Từ năm 2007 đến 2009: Thị trường phát triển nóng và bắt đầu hạ

nhiệt sau đó bước vào thời kỳ đóng băng.

Giai đoạn tăng trưởng vào những năm 2006 đầu năm 2008 và suy giảm từ khoảng quý II năm 2008 cho đến nay. Thị trường bất động sản đã có sự bùng phát rất mạnh mẽ vào những năm 2006 – 2008.

Từ 2008 đến nay có những diễn biến rất khác biệt về sản phẩm, địa bàn và cả chủ thể đầu tư. Năm 2008, nền kinh tế nước ta phải điều chỉnh ngay từ tháng 3/2008. Thị trường bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn. Nhiều dự án, nhiều sản phẩm bị đình trệ. Cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính tòan cầu bùng nổ và thị trường trong nước nói chung và thị trường bất động sản tiếp tục bị điều chỉnh. Thực chất thị trường đã không tăng trưởng kể từ đầu năm 2008.

Năm 2009 và sự đóng băng của thị trường bất động sản.

Đây là năm mà thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Đầu năm 2009, dưới tác động của kích cầu, một số dự án, một số sản phẩm bất động sẩn trên địa bàn Hà Nội đã thực sự phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, hầu hết những dự án khác, những sản phẩm khác, những địa bàn khác đã không được tác động do tính lan tỏa không tới.

Giai đoạn 5: Từ năm 2010 đến nay

Sang năm 2010, diễn biến không có nhiều biểu hiện rõ rệt mà chỉ giữ ở mức độ ngang bằng năm 2009.

Năm 2011, dưới tác động của chính sách hạn chế tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhằm kìm chế lạm phát, thị trường bất động sản thực sự suy giảm. Thị trường bất động sản đang chứa những mâu thuẫn gay gắt phải giải quyết, đó là:

- Sự phát triển không đồng đều của thị trường bất động sản giữa các địa bàn. Trong khi thị trường bất đống sản TP. Hồ Chí Minh suy giảm thì thị trường Hà Nội đang có những phân khúc nhất định vẫn biến động tăng; thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng bất thường.

- Tại Hà Nội, trong khi ở một số địa bàn có giao dịch bùng phát cục bộ thì ở những thị trường khác không có giao dịch, trong khi giao dịch tại một số sản phẩm bùng phát thì một số sản phẩm khác hầu như không có biến động gì.

- Theo thời báo kinh tế vào 2012, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản nhiều nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là dấu hiệu ảnh hưởng chung của nền kinh tế nước nhà và khu vực.

3.1.2. Đặc điểm chủ yếu của thị trường bất động sản

- Tính cách biệt giữa hàng hóa với địa điểm giao dịch:

Hàng hóa bất động sản, địa điểm giao dịch lại cách biệt với hàng hóa bất động sản giao dịch. Đó là do đặc điểm của hàng hóa bất động sản có vị trí cố định, không thể di dời được.

Hoạt động giao dịch bất động sản thường được tiến hành trên các chợ hàng hóa bất động sản ảo. Các chợ này rất đa dạng, có thể là các trung tâm giao dịch lớn (chợ địa ốc) cũng có thể là một địa điểm nhỏ hẹp với các vật dụng đơn sơ tối thiểu, cũng có thể tại nhà riêng, tại nhà hàng, quán nước, qua mạng internet…đều tạo nên chợ giao dịch bất động sản.

- Thị trường bất động sản thực chất là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản.

Đặc điểm này do đặc điểm của đất đai quy định. Đặc điểm của đất đai là không hao mòn hay không mất đi (trừ các trường hợp đặc biệt) và người có quyền sở hữu hay có quyền sử dụng đất đai không sử dụng đất đai như các hàng hóa khác. Điều mà họ mong muốn là các quyền hay các lợi ích do đất đai mang lại. Do đó, khi xem xét giá cả đất đai, không thể xác định giá trị của nó như xác định giá trị của các hàng hóa thông thường mà phải xác định dựa trên khả năng sinh lợi của đất đai và khả năng sinh lợi của vốn đầu tư vào đất đai.

- Thị trường bất động sản mang tính vùng và tính khu vực sâu sắc.

Xuất phát từ đặc điểm của bất động sản là hàng hóa cố định, không thể di dời và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu; trong khi đó, tâm lý, tập

quán, thị hiếu của mỗi vùng mỗi địa phương lại khác nhau nên thị trường bất động sản mang tính địa phương sâu sắc .

Mặt khác, thị trường bất động sản mang tính không tập trung và trải rộng ở mọi vùng miền của đất nước. Hàng hóa bất động sản có dư thừa ở vùng này cũng không đem bán ở vùng khác được. Bên cạnh đó, mỗi thị trường mang tính chất địa phương khác nhau trình độ phát triển - văn hóa - xã hội khác nhau dẫn đến quy mô và trình độ phát triển của thị trường bất động sản khác nhau. Thị trường bất động sản ở các đô thị có quy mô và trình độ phát triển kinh tế cao thì hoạt động sôi động hơn thị trường bất động sản ở nông thôn, miền núi.

- Cung về bất động sản phản ứng chậm hơn so với biến động về cầu và giá cả bất động sản.

Đối với các hàng hóa thông thường, quan hệ cung cầu và giá cả thường diễn ra theo quy luật chung là: khi cầu tăng đẩy giá tăng lên sẽ kích thích tăng cung cân bằng với cầu và kéo giá quay trở lại mức cân bằng. Tuy nhiên, đối với hàng hóa bất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)