7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2.1.6. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là những rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, mà thông thường rủi ro luôn đi đôi với lợi nhuận cao.
Thực tế trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro về: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi suất biến động…. Nếu doanh nghiệp mạo hiểm chấp nhận rủi ro thì sẽ có cơ hội để gia tăng lợi nhuận , do vậy các nhà quản lý có khả năng sử dụng nhiều công cụ nợ để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định tăng tỷ trọng vốn vay nợ bởi lẽ tăng mức độ mạo hiểm và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.
Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là những rủi ro thường trực của tất cả các doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh gắn liền với đặc điểm kinh doanh của từng ngành.
Ngành bất động sản là một ngành khá đặc thù do chu kỳ công nghệ của sản phẩm là khá dài, sản phẩm bất động sản là một sản phẩm riêng lẻ và không đồng nhất, và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nên kinh doanh trong lĩnh vực này doanh nghiệp luôn đứng trước những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.
Lý thuyết về cân đối ủng hộ mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và cẩu trúc tài chính. Theo lý thuyết cân đối, rủi ro kinh doanh càng cao thì càng gia tăng sự khốn khó cho doanh nghiệp. Tương tự, chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ sẽ càng nhiều hơn nếu như rủi ro phá sản của doanh nghiệp cao hơn.
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) (được trích bởi Thái Thị Nhung, 2014) nghiên cứu mối quan hệ này đã đi đến kết luận là quan hệ ngược nhưng ít có ý nghĩa.