7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.7.2. Đo lường các Biến độc lập
Quy mô doanh nghiệp có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tổng tài sản, vốn điều lệ, số lao động,...
Nghiên cứu của Rajan và Zingles (1995), Ferri và Jones (1979) (được trích bởi Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2014) sử dụng Logarit tự nhiên của tổng tài sản như một cách để đo quy mô của các công ty trong mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), sử dụng Logarit tự nhiên của tổng tài sản như một cách để đo quy mô doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), dùng chỉ tiêu doanh thu để đo lường quy mô doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), dùng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và doanh thu để đo lường quy mô doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Thái Thị Nhung (2014), dùng chỉ tiêu doanh thu và vốn chủ sở hữu đánh giá quy mô doanh nghiệp.
Vì vậy, trong đề tài này tác giả sử dụng Logarit tự nhiên của tổng tài sản để đo lường quy mô doanh nghiệp:
Công thức (3.2)
Quy mô doanh nghiệp = Logarit tự nhiên của tổng tài sản 3.7.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ROA)
Theo nghiên cứu của Trần và Ramachandran (2006) (được trích bởi Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được tính toán bởi tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), dùng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bằng lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình buân),
Đề tài này, tác giả dùng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bằng lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình buân), công thức như sau:
Công thức (3.3)
Tỷ suất sinh lời
tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân 3.7.2.3. Cấu trúc tài sản doanh nghiệp (TANG)
Theo nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Voulgaris et al (2004), Swinnen et al (2004), Swinnen et al (2005), Omet and Mashharawe (2003), Michaelas et al (2005), Michaelas et al (1999) (được trích bởi Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2014) dùng chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản để đo lường cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (tính hữu hình).
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) đã dùng chỉ tiêu tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tải sản để phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Và chỉ tiêu này phản ánh mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp là sẽ tài trợ cho tài sản cố định hay tài sản lưu động.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), dùng chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân để đo lường cấu trúc tài sản.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), dùng chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản để đo lường cấu trúc tài sản.
Nghiên cứu của Anh&Yến (2014), dùng chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản để đo lường cấu trúc tài sản.
Đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản để đo lường cấu trúc tài sản của doanh nghiệp:
Công thức (3.4)
Cấu trúc tài sản = Tài sản cốđịnh hữu hình Tổng tài sản 3.7.2.4. Tính thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ)
Nghiên cứu của Thái Thị Nhung (2014), dùng chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn để đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Anh&Yến (2014) dùng tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Đề tài sử dụng chỉ tiêu chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn để đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn:
Công thức (3.5)
Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 3.7.2.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROW)
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) (được trích bởi Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014) sử dụng tỷ lệ thay đổi tổng giá trị tài sản qua các năm để đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), sử dụng tỷ lệ thay đổi tổng giá trị tài sản qua các năm để đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tài sản qua các năm để đánh giá sự tăng trưởng và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Đề tài sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tài sản qua các năm để đánh giá sự tăng trưởng và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp:
Công thức (3.6) Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp = Tổng tài sản năm n+1 - Tổng tài sản năm n x 100% Tổng tài sản năm n
3.7.2.6. Rủi ro kinh doanh (VOL)
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), dùng chỉ tiêu hệ số biến thiên của ROA để đo lường rủi ro kinh doanh.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), dùng hệ số biến thiên (ROA) bằng độ lệch chuẩn (ROA) trên giá trị trung bình (ROA) để đo lường rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), sử dụng độ biến động của hệ số thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu để đo lường rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Đề tài dùng hệ số biến thiên (ROA) bằng độ lệch chuẩn (ROA) trên giá trị trung bình ROA để đo lường rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp:
Công thức (3.7)
Hệ số biến thiên
ROA =
Độ lệch chuẩn ROA Giá trị trung bình ROA
3.8. Cách thu thập, xử lý dữ liệu
Danh sách các công ty ngành bất động sản niêm yết tại trang Web của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, trong số các công ty đạt yêu cầu của mẫu chọn, chọn ngẫu nhiên 31 công ty ngành bất động sản. Công việc thu thập số liệu sẽ được thực hiện lần lược qua các bước sau:
Bước 1: Tải báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh đã được kiểm toán) của các công ty được chọn về, kiểm tra ngày niêm yết đầu tiên và số báo cáo trong báo cáo tài chính theo các yêu cầu đã được nêu ở mục phần chọn mẫu.
Bước 2: Thực hiện ghi mã. Nhập dữ liệu các chỉ tiêu liên quan vào phần mềm
Microsoft Office Excel.
Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu rà soát lại dữ liệu. Bước 4: Tính toán các biến theo các thang đo. Bước 5: Mã hóa thông tin các biến.
Bước 6: Tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 kết hợp cùng với phần
mềm Microsoft Office Excel.
- Phân tích mô tả: Mô tả về hiện tượng hoặc những đặc điểm, tính chất liên quan đến tổng thể nghiên cứu. Thống kê mô tả đối với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với cấu trúc tài chính.
- Phân tích tương quan: Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình, đó là:
+ Biến phụ thuộc với từng biến độc lập. + Các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan từ 0.5 trở lên thì hai biến được coi là có mối tương quan chặt chẽ. Nghiên cứu này dùng hệ số tương quan Pearson kiểm định mối quan hệ và phát hiện đa cộng tuyến giữ các biến. Khi hai hay nhiều biến độc lập có mối tương quan với nhau rất cao thì xảy ra đa cộng tuyến.
biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) là chỉ số thường dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thông thường trong một mô hình, khi R2 < 0.8 và VIF của một biến độc lập >5, hoặc khi R2 > 0.8 và nếu VIF của một biến độc lập >10 thì hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra.
- Phân tích hồi quy đa biến: Xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc trong mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào hệ số R2 đã được điều chỉnh (Adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào, yếu tố nào có hệ số beta lớn hơn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
Thông qua thống kê mô tả và các phương pháp kiểm định dữ liệu, tính toán các tham số cơ bản, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính để tìm ra yếu tố thực sự ảnh hưởng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trình bày tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản bao gồm: bao gồm khái niệm và những đặc điểm chủ yếu của bất động sản, khái niệm và những đặc điểm của thị trường bất động sản, tình hình phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam những năm qua, trên cơ sở đó có cách nhìn chính xác hơn về cấu trúc tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Trình bày phương pháp nghên cứu, mô hình nghiên cứu, đo lường các biến, cách thu thập và xử lý dữ liệu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc 4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Với cách đo lường biến phụ thuộc LEV đã được nêu ở chương 3, chỉ số cấu trúc tài chính được tính theo công thức (1) chương 3 và được thể hiện ở phụ lục 3.
Số liệu này được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả xử lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số LEV của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh:
Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn LEV 155 .13 .85 .4945 .13654 Valid N (listwise) 155 Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4
Nhìn vào bảng 4.1, ta thấy chỉ số LEV của các doanh nghiệp niêm yết đã được khảo sát trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đạt trung bình là 0.4945 (49.45%). Chỉ số cao nhất là 85% và mức thấp nhất là 13% với độ lệch chuẩn là 0.13654. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất LEV là 72%, điều này cho thấy sự đa dạng về cấu trúc tài chính giữa các doanh nghiệp.
4.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập
Các số liệu đã được thu thập, tính toán và thể hiện ở phụ lục 3 được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả như sau:
Bảng 4.2: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lêch chuẩn SIZE 155 11.34 13.96 12.2961 .50652 TANG 155 .00 .19 .0351 .03857 ROA 155 -.09 .47 .0485 .06959 LIQ 155 .42 7.93 2.4694 1.31890 GRO 155 -.37 2.86 .1510 .34838 VOL 155 .00 .19 .0568 .03346 Valid N (listwise) 155 Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4 Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy:
Biến quy mô doanh nghiệp có sự khác biệt rất lớn, nhỏ nhất là 218tỷ (10^11.34), lớn nhất là 91.200 tỷ (10^13.96) và giá trị trung bình là 1.977 tỷ (10^12.2961). Điều này cho thấy quy mô của các công ty ngành bất động sản là rất đa dạng.
Cơ cấu tài sản cố định trong các doanh nghiệp được phân bố không đồng đều nhau trong tổng tài sản. Có doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định là dưới 0.1% nhưng cũng có doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định đạt 19% và trung bình là 3.51%.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) trung bình là 0.0485. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành bất động sản đang gặp khó khăn, kinh doan kém hiệu quả trong những năm qua, có doanh nghiệp còn bị thu lỗ (-0.9)
Tính năng thanh khoản (LIQ), lớn nhất là 7.93 và nhỏ nhất là 0.42. Tính năng thanh khoản hiện hành của các doanh nghiệp đạt trung bình 2.4694. Điều này cho thấy tính thanh khoản trong các doanh nghiệp không đồng đều.
Tốc độ tăng trưởng (GRO), trung bình là 15.1%, tăng trưởng cao nhất là 246.94%, thấp nhất -37%. Điều này cho thấy tốc tăng trưỏng của các doanh nghiệp không đồng đều, có sự khác biệt rất lớn, có doanh nghiệp còn đi xuống.
4.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình
Tương quan Pearson thể hiện mối liên hệ giữa các cặp biến. Nghiên cứu dùng kiểm định Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến có được bao gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này càng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ.
Theo lý thuyết, nếu sự tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0.5 và những sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn hơn các sự tương quan giữa các biến độc lập thì coi như không có sự bội tương quan giữa các biến độc lập.
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
LEV SIZE TANG ROA LIQ GRO VOL
LEV 1.000 .578 .472 -.324 -.486 .338 -.382 SIZE .578 1.000 .104 .024 .121 .200 -.097 TANG .472 .104 1.000 .067 -.152 .134 -.107 ROA -.324 .024 .067 1.00 0 -.108 .175 .198 LIQ -.486 .121 -.152 -.108 1.000 -.143 -.093 GRO .338 .200 .134 .175 -.143 1.000 -.046 VOL -.382 -.097 -.107 .198 -.093 -.046 1.000 Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4
Qua bảng ma trận tương quan giữa các biến được trình bày ở bảng 4.3, ta thấy: + Cấu trúc tài chính LEV tương quan ý nghĩa với các biến độc lập ở mức độ tương đối. Biến ROA, LIQ, VOL có mối quan hệ ngược chiều, còn lại các biến khác đều có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập dao động từ .324 đến .578. Theo tác giả Hoàng Trọng, mối tương quan này là trung bình. Trên thực tế, với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là trong tổng thể, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc LEV với các biến độc lập.
+ Giữa các biến độc lập, hệ số tương quan dao động từ .024 đến .200 nên trong tổng thể với mức ý nghĩa 5%, có tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập. Tuy nhiên, hệ số này là nhỏ hơn 0.5 nên cũng không đáng ngại vì chỉ khi nó lớn hơn
0.5 mới cần phải kiểm tra lại. Vấn đề này sẽ được xem xét kỹ lưỡng vai trò của các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Ngoài ra, sự tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thì có thể coi như không có sự bội tương quan giữa các biến độc lập.
4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 4.3.1 Phân tích mô hình lần 1 4.3.1 Phân tích mô hình lần 1
4.3.1.1 Mô hình lần 1
Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa 6 yếu tố tác động (biến độc lập) đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết (biến phụ thuộc) có dạng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+
Hoặc: LEV = β0 + β1*SIZE + β2*TANG + β3*ROA + β4*LIQ + β5*GRO + β6*VOL +
4.3.1.2 Kiểm định mô hình lần 1
Nghiên cứu thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), đây là phương pháp mà phần mềm SPSS sẽ xử lý cùng một lúc tất cả các biến độc lập sẽ đưa vào mô hình:
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 1 THÔNG SỐ MÔ HÌNH Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
Thống kê thay đổi
Hệ số Durbin- Watson Hệ số R2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Hệ số Sig. F