Các thành phần trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2. Các thành phần trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Thành phần cơ bản trong cấu trúc tài chính gồm hai bộ phận chủ yếu là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

* Nợ phải trả

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS01: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”.

- Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

- Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

* Nợ ngắn hạn:

Nợ ngắn hạn là khoản tiền nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm. Các khoản nợ ngắn hạn thường được trang trải bằng tài sản lưu động hoặc các khoản nợ ngắn hạn mới phát sinh.

* Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn là các khoản nợ mà thời gian phải trả nợ dài hơn một năm.

b. Vốn chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS01: Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữa lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...).

Vốn chủ sở hữu có thể được hiểu theo các cách sau:

(1) Là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

(2) Trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản bị mất).

(3) Trong nghiệp vụ mua bán chứng khoán, là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.

(4) Trong Bất động sản, vốn chủ sở hữu là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy vốn chủ sở hữu sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.

- Sự khác nhau cơ bản giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi sử dụng.

+ Đối với vốn vay thì doanh nghiệp phải thực hiện cam kết trả nợ bao gồm nợ gốc và lãi cho việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và việc thanh toán này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn sơ với vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu ứng của đòn bẩy nợ.

+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp không phải lo trả nợ nhưng theo tính toán của nhiều nhà tài chính thì chi phí sử dụng vốn là cao và ảnh hưởng đến việc điều hành của doanh nhgiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)