Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 93 - 122)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

5.2.2. Về phía nhà nước

Mt là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tạo ra nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và bất động sản nhà ở nói riêng. Mọi

lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy định pháp luật. Đặc biệt về vấn đề sở hữu và sử dụng bất động sản nhà ở. Hệ thống luật pháp hoàn chỉnh làm cho việc mua bán nhà ở giữa nhà nước với cá nhân và giữa cá nhân với nhau hoàn toàn theo cơ chế thị trường luôn theo xu hướng làm cân bằng cung cầu. Điều này, làm cho giá cả bất động sản nhà ở hợp lý, được thị trường chấp nhận, tạo sự ổn định cho thị trường bất động sản nhà ở; cần có những cập nhật, chuẩn bị các bước triển khai để tăng cường thu hút các nguồn lực có được đi liền với tránh những cú sốc có thể xảy ra như giai đoạn 2006-2008 đối với việc gia nhập WTO.

Thúc đẩy nhanh các văn bản hướng dẫn về quỹ đầu tư bất động sản. Hình thành các quỹ đầu tư tín thác bất động sản. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Hướng tới thúc đẩy hơn nữa nguồn vốn có nguồn gốc nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Hai là: Tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xu hướng phát triển vững chắc của nền kinh tế, tập trung xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người dân ở mức cao. Từ đó, lượng cầu bất động sản nhà ở lớn, khả năng thanh toán của người dân đảm bảo sẽ kích thích sự phát triển của hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở. Nền kinh tế thị trường phát triển sẽ là môi trường tốt cho hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở phát triển. Bởi vì, thông qua sự vận hành của thị trường, các nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở. Bên cạnh đó, thu hút được nhiều nguồn vốn từ các nước khác trên thế giới và điều này cũng tạo động lực tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở.

Ba là: Tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó, thu hút thêm nguồn vốn để tăng vốn. Vì có tăng vốn mới tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản trong đó có bất động sản nhà ở cho các doanh

không bán các tài sản của nhà nước, tăng tỷ trọng vay bên ngoài vào để giảm tỷ trọng bên trong là vốn nhà nước. Việc chuyển đổi doanh nghiệp nếu hỗ trợ bằng việc mở rộng thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho việc mua bán cổ phiếu dễ dàng, nhà nước thu được thuế. Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nên chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung biện pháp để cải cách nhóm này chuyển thành các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hiện đại.

Bn là: Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuê, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn, điều tiết lợi nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, thông qua thuế, phí, lệ phí giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng tham gia thị trường, xây dựng chính sách thuế công bằng, tăng cường tích luỹ vốn cho doanh nghiệp.

Năm là: Nhà nước có biện pháp cụ thể để kiểm soát cung nhà ở dân dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, công khai thông tin về người mua bất động sản dành cho người thu nhập thấp và trung bình để hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ đã từng khiến cho nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình không thể mua được nhà với mức giá ưu đãi.

Chính phủ cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ trong đó cấu trúc lại các sản phẩm bất động sản để khắc phục lệch pha về cung cầu và hướng sản phẩm bất động sản đến với người tiêu dùng. Tức là chúng ta gắn phát triển thị trường bất động sản, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với thực hiện chính sách nhà ở quốc gia.

Nhà nước cần thúc đẩy một lượng cung tiền khá lớn ra thị trường cho những đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội vay, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bất động sản được hưởng lợi gián tiếp. Trên cơ sở đó, những doanh nghiệp bất động sản biết nâng cao giá trị sản phẩm của mình hơn bằng chất lượng sản phẩm và các giải pháp kinh doanh phù hợp.

Rà soát các rào cản để tích cực triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ theo Nghị quyết 02 năm 2012 của Chính phủ. Thúc đẩy tiến độ giải ngân hướng đến mức giải ngân

cao nhất có thể. Tiến hành loại bỏ các khoản nợ khỏi các doanh nghiệp có dự án tốt để giải ngân được nguồn từ gói 30.000 tỷ.

Sáu là: Xóa bỏ các rào cản về thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đền bù, giải tỏa đất đai. Rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không còn cần thiết trong xây dựng.

By là: Đảm bảo tính công khai minh bạch của thông tin. Chất lượng thông tin đóng vai trò quyết định trong việc thu hút các nhà đầu tư, quyết định sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Hiện nay hầu hết các công ty niêm yết chỉ chú trọng đến quyền lợi của mình, chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của cổ đông nên chỉ có thông tin tốt được công bố, vì vậy các cơ quan chức năng cần phải có cơ chế giám sát xử lý nghiêm khắc đối với các công ty sai phạm, đồng thời Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần phải cải thiện hệ thống thông tin hiện tại và minh bạch hoá hoạt động của các công ty niêm yết để tạo niềm tin cho nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển.

Tám là: Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm là cơ sở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Với vai trò một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập, chuyên nghiệp, các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ là phương thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh của những công ty kinh doanh hiệu quả. Đồng thời giúp các công ty xây dựng chính sách đầu tư, cơ cấu tài chính để phòng tránh rủi ro về khả năng thanh toán. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty giúp minh bạch hoá thông tin. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không và đầu tư với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu. Qua đó, cũng giúp cho những công ty có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp.

KT LUN CHƯƠNG 5

Chương 5, trình bày kết luận đánh giá về kết quả đạt được về mặt lý thuyết, kết quả đạt được về mặt thực tiễn, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề ra một số kiến nghị với các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết, các cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư có liên quan nhằm nâng cao cấu trúc tài chính tối ưu, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.

Đối với các doanh nghiệp: Đề xuất kiến nghị về các giải pháp để cải thiện, nâng cấu trúc tài chính tối ưu, cụ thể là các giải pháp đối với quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, hiệu quả hoạt động,, tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Đối với nhà nước: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay, tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xu hướng phát triển vững chắc của nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuê, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khoán, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn, điều tiết lợi nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán…

TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu và website tham khảo bằng tiếng Anh

1. Titman and Wessels, 1988, The Determinants of Capital Structure Choice, The Journal of Finance, Vol. 43, No.1, pp. 1- 19.

2. Myers, S. C., 1977, Determinants of Corporate Borrowing, Journal of Financial Economics, Vol. 5.

3. Ross, S.A., 1977, The Determination of Financial Structure: The Incentive Signaling Approach, The Bell Journal of Economics, 8(1): pp. 23-40

4. Myers, S. C., 1984, The capital structure puzzle, Journal of Finance Vol. 39, pp. 575-592.

5. Stulz, R., 1990, Managerial discretion and optimal financing policies, Journal of FinancialEconomics, Vol. 26, pp. 3-27.

6. Fama, E., and K. French, 2002, Testing trade-off and pecking order predictions about dividends and debt, Review of Financial Studies, Vol. 15, pp. 1-33.

7. Modigliani, F., and M.H. Miller, 1958, The cost of capital, corporate finance and the theory of investment, American Economic Review, Vol. 48, pp. 261-297.

8. Modigliani, F., and M.H. Miller, 1963, Corporate income taxes and the cost of capital: A correction, American Economic Review, Vol. 53, pp. 433-443

9. Alan A.Bevan and Jo Danbolt (2002), Capital Structure and its Determinants in the United kingdom-A Decompositional Analysis, Applied Financial Economics 12(3):pp. 159-170.

10. Antoniou, Antonios, Yilmaz, Guney, Krishna Pauclyal, 2002, determinants of corporate capital structure: Evidence from European countries, Working paper, The centre for empirical reseach in finance, Deparment of Economics anh Finance, University of Durham

11. Huang, G.H. Samuel, Frank Song. M, 2002, The determinants of the capital structure: Evidence from China, Working paper, school of economics anh finance anh centre for China financial reseach

12. Yu, Wen, Kani Rwegasira anh Jan Bilderbeek, 2002, Corporate goverance anh capital structure decisions of the Chinese listed fims, Capital structure Decisions,10 (2), 75-83

13. Albouy .M, 1994, Financement et cout du capital des entreprises, Edition Fyroles finance, p13

14. Dubois .M, 1984, lé determinants de la structure financiere, these, Grenoble, P20

15. Pandey, I.M. (2001). Capital structure and the firm characteristics: Evidence from an Emerging Market. Indian Institute of Management Ahmedabad, IIMA Working Paper, Press for SSRN.

26. Kim, W. S. – Soénon, E. H, 198, Evidence on the Impact of theAgency Costs of Debt in Corporate Debt Policy. Journal of Financial and Quantitative Analysis,

vol. 21, 1986, pp. 131–144. 17. www.ssrn.com

Tài liệu và website tham khảo bằng tiếng Việt

18. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp tích đường dẫn, tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng

19. Lê Thị Kim Thư (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các công ty cổ phần ngành bất động sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ. 20. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của các công ty may tại thành phốĐà Nẵng, luận văn thạc sĩ

21. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Thị Thanh Nga (2010), Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

23. Đặng Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến, 2014, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Tạp chí nghiên cứu & Trao đổi, đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh

24. Lê Đạt Chí (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại VN, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

25. Trương Đồng Lộc &Võ kiều Trang, 2008, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế số 361

26. Lưu Văn Thạch(2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ 27. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS01

28. Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014.

29. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2007, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.

30. www.vietstock.vn 31. www.cophieu68.com

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 31 DOANH NGHIỆP

ĐƯỢC CHỌN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU Số

thứ tự

Mã chứng

khoán Tên công ty

1 DRH

Công ty Cổ phần đầu tư căn nhà mơ ước

2 BCI

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh

3 DTA

Công ty cổ phần Đệ Tam

4 DXG

Công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất Xanh 5

ASM Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang

6 DIG

Tổng công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng

7 HDC

Công ty cổ phần phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu

8 HDG

Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô

9 IJC

Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật

10 ITA

Công ty Cổ phần đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo

11 ITC

Công ty Cổ phần đầu tư - Kinh doanh Nhà

12 KAC

Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Khang An

13 KBC

Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP

14 KDH

Công ty Cổ phần đầu tư và Kinh Doanh Nhà Khang Điền

15 KHA

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội

16 LGL

17 LHG

Công ty cổ phần Long Hậu

18 NBB

Công ty Cổ phần đầu tư Năm Bảy Bảy

19 NTL

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm

20 PDR

Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt 21

PPI Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương

22

PXL Công ty cổ phần dđầu tư khu công nghiệp dầu khí IDICO Long Sơn

23 PTL

Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí

24 QCG

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai 25

SJS Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà

26 TDC

Công ty cổ phần kinh doanh và phát triển Bình Dương

27 TDH

Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức 28

TIX Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhạp khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình

29 VIC

Tập đoàn Vingroup Công ty CP

30 VPH

Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng

31 VRC

PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THU THẬP VÀ TÍNH TOÁN VỀ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH STT chứng khoán Năm Tổng nợ trên tổng tài sản Trung bình nợ (%) Nợ ngắn hạn trên nợ phải trả Nợ dài hạn trên nợ phải trả 1 DRH 2010 0.11369 30.108

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 93 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)