Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

- Dư nợ:

Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung - dài hạn) Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn).

Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời ký khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với càng có uy tín. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn X 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt, chất lượng tín dụng đảm bảo. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối tốt.

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ đủ tiêu chuẩn: Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ và gốc đúng hạn hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn…

Nợ cần chú ý: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu…

Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng…

Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm nợ quá trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ

được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nơ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Trong đó nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn được xem là các khoản nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu

X 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu. Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém, do đó ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.

- Hiệu suất sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng số nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.

Hiệu suất sử dụng vốn vay =

Tổng dư nợ

X 100% Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe doạ do khối lượng dự trữ không được đảm bảo.

-Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Doanh số thu nợ xấu trong năm Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)