5. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Các giải pháp khác
4.2.7.1. Hoàn thiện, phát triển sản phẩm tín dụng của Chi nhánh hướng đến quyền lợi của
* Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đối với từng loại sản phẩm tín dụng: Các tiêu chuẩn được đề cập ở đây phải xây dựng cụ thể và chi tiết đối với từng loại sản phẩm tín dụng tùy theo đối tượng mục tiêu, chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn tham chiếu một cách cụ thể và chi tiết đối với từng loại sản phẩm tín dụng sẽ có các ưu điểm:
- Dễ dàng phân loại được khoản vay. Giúp nhân viên tín dụng xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng và có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác theo các tiêu chuẩn qui định của ngân hàng.
- Hạn chế được tình trạng gian dối, tiêu cực trong quá trình xử lý hồ sơ. - Làm cơ sở cụ thể để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng.
- Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn xuống mức tối đa. Trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tham chiếu áp dụng cho từng sản phẩm tín dụng, quan điểm cụ thể và chi tiết có nghĩa là phải qui định rõ ràng, sử dụng nhiều chỉ tiêu định lượng, tránh qui định một cách chung chung.
* Thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm tín dụng hiện có, nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới.
Sau khi đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản phẩm tín dụng, để sản phẩm có tính cạnh tranh đồng thời quản lý và kiểm soát được rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng phải lên kế hoạch thường xuyên đánh giá và cải tiến các sản phẩm hiện có bằng cách sửa đổi các chỉ tiêu tham chiếu cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm tín dụng của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Việc có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của với chi phí thấp sẽ tăng cường mối quan hệ giữa và ngân hàng, qua đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ bằng cách kéo họ ra xa khỏi lĩnh vực này. Do đó việc xác định và nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những thị trường chưa khai phá là điều quan trọng đảm bảo tính dẫn đường cho ngân hàng trong việc tạo lập các sản phẩm tín dụng mới. Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các sản phẩm dịch vụ mà các nước đã thực hiện thành công để xây dựng thành danh mục sản phẩm dịch vụ cho riêng mình. Việc tham khảo các sản phẩm dịch vụ của các nước phát triển không thể sao chép một cách máy móc mà phải có sự điều
chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng và điều kiện thực hiện của chính ngân hàng. nên liên kết hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường có uy tín thực hiện công tác khảo sát thị trường, phân tích số liệu báo cáo quá khứ, phân tích xu hướng thị trường... để có thể đánh giá chính xác nhu cầu và xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai.
- Hoàn thiện các sản phẩm hiện có. Đối với các sản phẩm đã được triển khai, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu để biết được những vướng mắc mà sản phẩm hiện tại chưa thể đáp ứng được cho , từ đó hoàn thiện các điểm yếu này như:
+ Sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động: cần giảm bớt các điều kiện theo hướng linh hoạt hơn cho phù hợp với đặc tính kinh doanh nhỏ lẻ như: không yêu cầu hóa đơn tài chính, không yêu cầu giao dịch qua ngân hàng vì nhóm của sản phẩm này đa số là các hộ kinh doanh đơn lẻ, tự phát có tính chất gia đình, các giao dịch chủ yếu là tiền mặt và số lượng hạn chế.
+ Sản phẩm cho vay tín chấp cán bộ ngân hàng cần mở rộng cho các đối tượng có vị trí công tác và mức thu nhập cao nhưng không có trả lương qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không thuộc các công ty Nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước nhưng hoạt động rất tốt, lương nhân viên cao nhưng lại không thuộc đối tượng được vay theo quy định hiện hành của sản phẩm này.
+ Sản phẩm cho vay mua xe ôtô: cần tăng mức cho vay tối đa đối với sản phẩm này, hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ cho vay tối đa 40% giá trị xe đối với xe Trung Quốc, 60% giá trị xe với các loại xe còn lại vì vậy khi nâng tỷ lệ cho vay tối đa có thể thu hút thêm với sản phẩm này vì hiện nay nhu cầu mua xe đối với những người có thu nhập cao là rất nhiều.
+ Sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: Cần đơn giản hơn về mặt hồ sơ với sản phẩm này phù hợp với đặc thù địa bàn. Sản phẩm này hiện đang yêu cầu phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, trên địa bàn hiện nay việc triển khai xin cấp phép xây dựng chưa phổ biến. Nên người dân vẫn ngại thủ tục phiền hà, kéo dài thời gian trong khi các ngân hàng trên địa vẫn cho vay sản phẩm này mà không cần giấy phép xây dựng.
+ Bao thanh toán: hình thức này giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh toán, tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm, không yêu cầu tài sản đảm bảo, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hình thức này còn yêu cầu nhiều thủ tục chứng minh nguồn hàng, đối tác nên ngân hàng cần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục cho vay.
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới
Ở khía cạnh đầu tư, nhu cầu về các sản phẩm tài chính tinh vi và phức tạp đang gia tăng sẽ làm tăng sức ép lên các tổ chức cung cấp trong việc thỏa mãn nhu cầu . Các ngân hàng tại các nước phát triển đã cung cấp đa dạng rất nhiều sản phẩm từ đơn giản đến hỗn hợp và trọn gói, đây là một trong những thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam.
+ Với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên phát triển sản phẩm tín dụng mới theo hướng cung cấp một nhóm sản phẩm tài chính cá nhân trọn gói từ tiền gửi, vay vốn đến chuyển tiền, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.
+ Xây dựng gói sản phẩm cho đối tượng VIP (ưu tiên). Vì đối tượng này chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng nhưng lại mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.
+ Xây dựng những sản phẩm đặc thù cho địa bàn của Chi nhánh như trong cho vay phát triển nông nghiệp. Các sản phẩm cho vay nông nghiệp còn
đơn điệu, có thể nghiên cứu hình thức cho vay kết hợp với các công ty cám trong cho vay chăn nuôi, hay cho vay khép kín từ khâu trồng nguyên liệu đến thành phẩm trong trồng chè… Vì địa bàn hoạt động của chi nhánh sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao.
4.2.7.2. Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Để có thể phát triển sản phẩm mới, chuyển dịch tỷ trọng thu ngoài dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, chi nhánh cần phải triển khai một số vấn đề sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghệ:
+ Chi nhánh cần tiến hành một cách nhanh chóng việc lắp đặt và sử dụng các công nghệ khi có chủ trương. Ngoài ra, quan trọng là Chi nhánh phải biết nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ. Công nghệ cao mà hiệu suất sử dụng thấp thì sẽ gây rất nhiều lãng phí, ngược lại, công nghệ trung bình là hiệu suất cao sẽ rất tiết kiệm và thậm chí còn bù đắp được việc thiếu hụt công nghệ.
+ Chi nhánh cần củng cố và phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, gồm có: Tài khoản cá nhân kết hợp với những giá trị gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ, tài khoản đầu tư tự động, thẻ liên kết, sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bảo hiểm, phát triển các tiện ích của máy ATM,…
+ Bên cạnh lắp đặt các thiết bị công nghệ, Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hoá về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ các cán bộ nhân viên trong cơ quan, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tác nghiệp nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ . Đây là công việc đòi hỏi ưu tiên cao do nó ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khai thác công nghệ. Tuy nhiên, đào tạo phải được coi là một quá trình thường xuyên và liên tục bởi vì sự phát triển nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ.
+ Cải tiến quy trình nghiệp vụ từ trên xuống dưới nhằm tạo sự phù hợp về công nghệ mới cho Chi nhánh. Những nghiệp vụ không còn phù hợp nên có sự cải tiến hoặc cắt giảm. Khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới vào các nghiệp vụ.
Tóm lại, việc áp dụng công nghệ thông tin giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Lào Cai nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề là Chi nhánh sẽ áp dụng công nghệ đến đâu để tạo ra những đột phá trong cạnh tranh. Khai thác tối đa những thành tựu của chương trình hiện đại hoá để tăng khả năng sử dụng những sản phẩm huy động vốn có tiện ích cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.