phẩm văn học
phẩm văn học tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
* Về phương diện thuật ngữ:
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian thuật ngữ này đã được sử dụng nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, theo chúng tôi, các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật”. Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư” và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó, có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. Còn “nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ.