Tha hóa về phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của tống ngọc hân (Trang 66 - 68)

2.3. Nhân vật bị tha hóa

2.3.2. Tha hóa về phẩm chất đạo đức

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề suy thoái đạo đức nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Chứng kiến vấn đề suy thoái đạo đức đang diễn ra trong xã hội, nhà văn Tống Ngọc Hân đã ghi lại một cách chân thực trong các sáng tác của mình.

Về truyền thống hiếu nghĩa đối với bậc sinh thành, người lớn tuổi là một trong những cách đối xử có văn hóa của người Việt Nam. Nhưng bên cạnh truyền thống ấy vẫn còn một số bộ phận tha hóa. Trong truyện Lửa cười lửa khóc ý thức chăm lo, kính trọng, phụng dưỡng người già của thế hệ mới đang dần mai một. Điều đó được thể hiện rõ trong cách cư xử với “Chựa, người sinh ra ông nội. Chựa là vị trưởng tộc mẫu mực được con cháu chắt chút chít của cả dòng họ và bà con trong làng, ngoài xã kính nể”[4, 77]. Một bên là người bố rất thương chựa. Một bên là cô con gái mười bảy tuổi không bao giờ ngồi gần chựa dù hồi bé, chựa cõng nó suốt; không bao giờ sờ tay vào cái áo đầy mùi khói của chựa, cũng không nhìn lâu vào đôi mắt mờ đục, đầy dử của chựa. Một đằng, người mẹ ngày ba bữa bưng cơm cho chựa; thi thoảng lau chùi, quét dọn chỗ chựa nằm; ngày nào cũng tắm cho chựa. Một đằng, cô con dâu chưa từng bưng cho chựa dù chỉ là một chậu nước rửa mặt hay lấy cái tăm mời ông bà nội. Cả dòng họ và bà con trong làng ngoài xã đều trọng vọng, kính nể chựa còn cô con dâu lại ghê chựa, ghê người già, cô con gái thì thấy chựa ngồi lù khù bên lửa là giật mình hét toáng như thể gặp ma, đã thế còn vô lễ hỏi “Nếu chựa cứ già thêm nữa thì hóa con gì nhỉ?”[4, 80]. Trong

khi bữa ăn của chựa được người già chăm chút, những thứ nạc nhất trong con cá, ngon nhất trong con gà là phần chựa, nhiều bữa, cả nhà qua quýt rau măng thì chựa cũng vẫn có quả trứng gà rán và một cốc rượu thì một người trẻ nào đó trong gia đình lại nhẫn tâm vùi bữa trưa của chựa vào nồi cám lợn để đến mức chựa chết vì đói… Thoáng nghĩ, truyền thống hiếu nghĩa với người lớn tuổi, người có công sinh thành đang như cái cầu trượt trò chơi trẻ con, một đầu ông bà, cha mẹ cố nâng giữ, xây đắp, một đầu cháu con lại thờ ơ, bỏ mặc cho tuột dốc. Thử hỏi, khi trong gia đình vẫn đang hiện diện những tấm gương kính hiếu như thế mà người trẻ còn hành xử như vậy thì các thế hệ sau nữa sẽ còn vô tâm vô tình đến mức nào?

Bên cạnh đề tài về cuộc sống và con người miền núi, tác giả Tống Ngọc Hân còn xoáy vào đề tài thế sự. Câu chuyện Cổng làng là sự xâm nhập của kinh tế thị trường, cuộc sống làng quê ngày một thay đổi. Đời sống tối tăm, nghèo nàn, khắc nghiệt được cởi trói. Tuy vậy, ngoài việc đưa đến những khởi sắc, ánh sáng mới, ít nhiều thay đổi những nếp nghĩ cổ hủ, mê tín, tập tục lạc hậu còn mang vào làng những vỉa tầng văn hóa khác, rất mốt, thời thượng, xô bồ, nhốn nháo. Đời sống làng vì thế đa dạng hơn, méo mó hơn bởi sự tạp nham, hỗn độn:“Chục năm trở lại đây, lao động dư thừa, ruộng đất ít, việc làm chả có, mạnh thằng nào thằng ấy sống, khỏe con nào, con ấy chạy. Cái bọn gái học hết bảy, tám, thích ăn chơi hơn lao động thì chỉ có đi làm gái. Thi nhau chạy xuống thành phố” [7, 33]. Còn nhiều đứa con gái khôn hơn nữa lại giục “bố mẹ cắm cả khu đồi trồng keo và bồ đề lấy mấy chục triệu để đi Malaisia, Hàn Quốc, mong có cơ hội đổi đời” [7, 33]. Nhưng rút cuộc “mười đứa đi thì năm đứa bị lừa, tiền mất tật mang, năm đứa còn lại thì gia đình lục đục” [7, 33]. Khi làng có đám cưới, nhạc bốc mạnh xập xình, trai thanh nữ tú “nhảy nhót loạn xạ”; cãi vã, to tiếng rôm rả hơn ngày thường. Vì vậy bức tranh làng quê thanh bình, yên ả chỉ còn lại trong nỗi nhớ, ký ức, trong những bài văn tưởng tượng của cậu bé đam mê học văn mà thôi.

Sự va chạm giữa cái mới và cái cũ đã phác họa bức tranh trong sáng tác của Tống Ngọc Hân với sự giao tranh giữa cái xấu - cái tốt, giữa cái thiện -

cái ác. Hiện thực cuộc sống vừa yên bình vừa xáo động này chính là hệ quả tất yếu mà các nhân vật nữ trong truyện của chị phải gánh chịu trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của tống ngọc hân (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)