Nhân vật mang vẻ đẹp thiên chức nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của tống ngọc hân (Trang 42 - 51)

2.3. Các kiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Tống Ngọc Hân

2.3.1. Nhân vật mang vẻ đẹp thiên chức nữ

Thiên chức của người phụ nữ được bộc lộ rõ nét nhất khi gắn với thiên chức là người vợ, người mẹ trong gia đình, là người giữ lửa, duy trì sự sống. Trong các sáng tác của các nhà văn Tống Ngọc Hân, do được đặt trong những môi trường gần gũi, thân thuộc nên những vẻ đẹp thiên chức ấy đã có điều kiện tỏa sáng.

2.3.1.1. Giàu tình yêu quê hương.

Tình yêu quê hương là tình cảm quý giá và thiêng liêng của mỗi con người. Mỗi con người từ khi sinh ra và lớn lên đều gắn bó máu thịt với một miền quê, một vùng đất nào đó. Niềm hạnh phúc của con người chính là được sống trong tình yêu thương, sống ở mảnh đất mà mình yêu mến, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong văn xuôi viết về người phụ nữ Tống Ngọc Hân đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ dù họ đang sống trên

quê hương hay lưu lạc nơi xứ người nhưng với một tình cảm thiêng liêng, họ luôn hướng về quê hương, mang nặng tình nghĩa với mảnh đất họ đang sống.

Miền núi phía Bắc, nơi cảnh sắc thiên nhiên dân dã, núi rừng bạt ngàn nhưng nó luôn in sâu vào nỗi lòng của những con người đến từ vùng đất khác. Chị trong Tháng chạp qua cửa là một cô giáo trẻ vùng xuôi lên miền núi dạy học. Chị đã nhận ra những thiệt thòi của trẻ em người Mông với cái đói ăn, thiếu mặc và thiếu con chữ. Còn người phụ nữ Mông chỉ có “nước suối phả vào mặt” thì chị đã quên đi hết những thua thiệt của bản thân và ngày lại ngày thêm gắn bó với trường, với những đứa trẻ vùng cao. Bởi chị cho rằng “ những ai rời ghế nhà trường, nếu được lên đây, thấy được cái rét ở đây và trăm nỗi thiếu thốn ở đây thì chị tin ai cũng sẽ như chị,biết yêu nghề, yêu trẻ và tha thiết với cuộc sống này. Nước chảy chỗ trũng. Vùng cao là chỗ trũng về kiến thức các bạn trẻ ạ, hãy là dòng nước miệt mài và dũng mãnh [2, 192]. Cuộc sống nơi đây chính là quê hương thứ hai của chị. Chị hòa nhập vào nó như chính con người trên quê hương này “ Chị địu con như người đàn bà Mông địu con lên chợ, tay xách lách lỉnh kỉnh như con gái Mông về nhà chồng sau ngày cưới… trời xanh như áo ai vừa nhuộm…” [ 2, 193]. Cô giáo Hoàn trong truyện Dải vải chàm bịt mắt, Tống Ngọc Hân muốn đề cao sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những cô giáo vẫn ngày đêm đem cái chữ, ánh sáng văn hóa đến cho bản làng vùng sâu, vùng xa của đất nước, được dân làng cảm mến: “ Thật thà mà nói là tôi cũng rất biết cám ơn cô giáo. Tôi cũng sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ cháu để cháu không thể bỏ học được. Bỏ học là phụ lòng cô giáo quá”[7, 81]. Bất cứ một ai trong bản khi gặp cô Hoàn cũng sợ, cũng lủi vì sợ cô ghi vào sổ chiêu sinh bắt đi học. Trường học ở Sài Cang mở ra sáu năm rồi, tuy có nhiều thầy cô bỏ trường, bỏ trò nhưng cô Hoàn vẫn dẻo dai, hết lòng vì con chữ “cô Hoàn chủ nhiệm và đứng dạy luôn ba lớp, sáu, bảy, tám. Ba lớp dồn một cũng được hơn chục đứa” [7, 84]. Ở cái bản này cô Hoàn là cô giáo ở lâu nhất, thuộc từng con suối, đường đi, lối về nhưng “trong trận mưa lớn vừa rồi cô Hoàn và một cô giáo nữa vượt suối Hung trở về trường đã bất ngờ bị lũ quét ập đến cuốn đi. Vừa sáng nay mới

vớt được xác một người, vẫn chưa thấy cô Hoàn” [7, 91]. Thật đau lòng cho những cô giáo hết lòng tận tụy hi sinh cả cuộc đời, gia đình và cả hạnh phúc riêng của bản thân vì học sinh thân yêu. Cũng là hình ảnh cô giáo tận tụy với nghề, truyện ngắn Lá thuốc lại là một cô giáo dạy văn. Trong những giờ lên lớp của mình cô say sưa giảng về lòng tốt và biết bao tác phẩm văn học nhân văn, cô đã khóc vì những số phận con người đau khổ. Là một con người có ai mà không có ước mơ, ai cũng canh cánh trong lòng những ước mơ, những hoài bão. Tống Ngọc Hân cũng vậy, từ ngày chị được cắp sách đến trường, chị đã ước mơ làm cô giáo dạy văn. Vì vậy trong truyện ngắn Lời đêm nhà văn Tống Ngọc Hân cũng đã hóa thân hình mình vào trong nhân vật nữ ấy. Đó là một cô gái học giỏi, thông minh, ước mơ làm cô giáo đã đưa cô đến với tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay. Cả làng chỉ có cô là đứa con gái có ước mơ cao sang, nay ước mơ đó thành sự thật, thì ai nấy đều vui, nhất là cha cô cũng là người thầy cả đời gắn bó với nghề giáo.

Mảnh đất biên cương nơi vùng cao, núi cao, vực sâu là nơi trở về của người con út trong truyện Mầm đắng. Trong khi gặp khó khăn, công việc bị mất, thất bại trên con đường mưu sinh, chị chỉ nghĩ trở về quê hương, trở về với gia đình “Tôi bị đuổi việc... Xấu hổ và buồn tái buồn tê vì tất cả những công ti lữ hành trong thành phố đều khước từ tôi. Tôi chợt muốn về nhà với bố. Thời buổi này, gia đình có lẽ là nơi an toàn nhất”[4, 102]. Trước sự khinh rẻ cuộc sống nhơ nhớp của một cô gái làm tiền, Diên trong truyện Cây muỗm ở Đình Đông cuối cùng đã chọn trở về với quê hương, với người mẹ tần tảo việc đồng áng với bà ngoại ngoài tám mươi, mắt lòa, lưng còng rạp, với mái đình, cây muỗm quen thuộc.

Trên những trang văn của Tống Ngọc Hân còn đó rất nhiều những đói nghèo, những hủ tục lạc hậu, nhưng luôn in đậm trong mỗi nhân vật nữ là nỗi nhớ của những người con xa quê và cũng khắc sâu vào nỗi lòng của những con người đến từ vùng đất khác. Đó là những tình cảm giản dị mà chân thành, gắn bó mà chia sẻ. Đây cũng là nét đẹp muôn đời luôn ẩn chứa trong mỗi người dân trên dải đất Việt Nam.

2.3.1.2. Thiên chức làm mẹ.

Chu toàn thiên chức của người mẹ là bản năng thiên bẩm đã ăn sâu vào tâm thức của người phụ nữ từ bao đời nay. Người mẹ luôn tất bật, chu toàn mọi công việc và giữ gìn mái ấm hạnh phúc gia đình. Họ chính là người thầy hướng dẫn và dạy dỗ con từ những bước đi chập chững đầu tiên. Họ hiểu rằng nuôi dạy con giai đoạn đầu đời là xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của con về sau. Tình yêu thương, trí tuệ và sự bao dung của người mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con. Xây dựng hình tượng người mẹ trong văn xuôi của mình, Tống Ngọc Hân muốn khơi gợi trong lòng bạn đọc những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, âm thầm hi sinh cả cuộc đời mình vì gia đình, vì chồng và vì con.

Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên chức của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Người mẹ Nả trong truyện Núi Vỡ là người mẹ như vậy, cả cuộc đời mẹ tần tảo hi sinh, đặc biệt mẹ Nả là người không biết chữ, không biết tiếng phổ thông nhưng lại nuôi được chồng, nuôi được con làm cán bộ “Anh Chinh lớn nhất nhà. Nả đẻ anh Chinh lúc nả mười lăm tuổi. Cả đời Nả nuôi người học. Nuôi hết bố thì đến con ăn học. Cái đứa không biết chữ, không biết cả tiếng phổ thông lại có chồng có con giỏi giang, làm cán bộ. Như Nả mới là giỏi” [2, 182]. Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc. Đến với người mẹ trong Bến trăm năm chúng ta bắt gặp một người mẹ chịu đựng hết những lễ giáo phong kiến, những hủ tục mà bà mẹ chồng hàng ngày riếc móc, giáo điều về mình. Song bà đã gạt đi nỗi khổ của mình để chăm sóc, nuôi day con gái nên người. Ngày con gái lên xe hoa về nhà chồng, bà đã khóc. Đó không phải là những giọt nước mắt khổ đau như ngày xưa bà đi theo chồng, mà là giọt nước mắt hạnh phúc vì con đã tìm được mái ấm cho mình, có được sự thương yêu của người chồng, sự quan

tâm của nhà chồng. “ Nước mặt mẹ khẽ rỉ ra, không tràn ào ạt như ngày xưa bà ngoại con tiễn mẹ về nhà chồng. Tại sao phải khóc? Có chăng hạnh phúc của con khiến mẹ mừng mà rơi nước mắt” [4, 21]. Người phụ nữ khi sinh con ra sẽ dành tất cả tình thương cho con, chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ chúng nên người. Ta bắt gặp tình thương ấy trong truyện ngắn Căn nhà không bán. Truyện xoay quanh về cuộc đời của “người đàn bà nửa chừng xuân” [2, 222] sau những khổ đau, mang tiếng giờ đây tài sản duy nhất còn lại của bà là ngôi nhà dành cho đứa nhất mực bà yêu thương. Nhưng rồi người đàn ông duy nhất bà dành cả cuộc đời cho ông ta không thừa nhận bà làm vợ, không thừa nhận đứa bé bà sinh ra làm con, ông đã làm cuộc mua bán thân xác với chính người con gái mình dứt ruột đẻ ra. Còn gì đau khổ hơn khi đứa con gái mà bà yêu thương, che chở, hi sinh cuộc đời mình biết đó là người chồng của mẹ, người cha của con, lại là con người đốn mạt, mất hết nhân tính như vậy. Trước hoàn cảnh trớ trêu ấy, đứa con gái của bà đã bỏ đi mất tích, nỗi đau khổ của bà đã lên đến tột đỉnh, “bà vứt tất cả lại và đi tìm một đứa con, hết lòng vì con, có thể nào là người vợ tồi, là người vô tình vô nghĩa” [2, 226].

Hình ảnh người mẹ trong truyện Đêm không bóng tối lại hiện lên, bên cái cơ cực. Từ ngày bước chân đi lấy chồng “Mẹ kể mẹ đi làm dâu khổ lắm, trăm cay ngàn đắng” [3, 14] rồi chồng đi bộ đội, hi sinh ngoài chiến trường, một mình mẹ lại cáng đáng tất cả mọi việc và nuôi đàn con khôn lớn trưởng thành. “Mẹ có bốn người con trai, ngoại trừ chồng nàng đã đi sớm thì cả ba anh đều trưởng thành đỗ đạt cả” [3, 9]. Khi về già, căn bệnh hoang tưởng đã đẩy ba người con trai và con dâu từ bỏ mẹ, không ai dám nuôi mẹ. Cuối cùng mẹ lại về với đứa con dâu út, chồng chết vì bạo bệnh, đứa con gái mới lên tám tuổi. Trải qua hàng loạt sóng gió với căn bệnh hoang tưởng của mẹ, các con của bà đang ở đâu? Duy nhất chỉ còn cô con dâu út bên mẹ... Ngày mẹ thương binh liệt sĩ, cơ quan đoàn thể đến thăm mẹ: “Mẹ cười hiền lành, sao các anh chị không bảo mấy đứa con tôi về cả thể cho đông vui, tôi đẻ mấy thằng con giai đấy” [3, 18]. Đúng như người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, mẹ lúc nào cũng hướng về con, thương yêu con hết mực. Thế nhưng, con thì thường

hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc mẹ. Thực trạng này không phải hiện nay mới có, mà nó đã có từ rất lâu rồi, qua những mảnh đời cơ cực đó, Tống Ngọc Hân lại một lần nữa khẳng định sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam, vất

vả, tần tảo, âm thầm hi sinh cả cuộc đời này vì con. Trong tiểu thuyết Huyết

ngọc, nhân vật Duyên thoạt nhìn bề ngoài, là một người phụ nữ thô lỗ, dốt nát, điêu toa nhưng bên trong, lại là con người sống vô cùng tình nghĩa. Vì tình yêu thương của người phụ nữ mà cô mở lòng, đón ba đứa bé trai về nuôi “Thằng lớn nhất con một người bạn gái thân của Duyên do chửa hoang sinh ra và nuôi con một mình rồi chết vì ma túy. Thằng thứ hai là con trai của một lão cửu vạn từng làm thuê cho bố Duyên với một người đàn bà dở hơi… và thằng Út, bố nó chết trong thung lũng đá đỏ, nó mới có hai tuổi, mẹ nó biến đi đâu mất thế là nó gọi người bác ruột là mẹ”[6, 234]. Thế là từ đây Duyên có được ba đứa con, cho dù chưa một lần lấy chồng.

Như vậy, có thể thấy hình tượng người mẹ là hình tượng nổi bật trong các sáng tác của Tống Ngọc Hân, bởi người mẹ luôn là hiện thân cho những gì cao cả, vĩ đại nhất của tình người: lòng nhân hậu, bao dung, sự hy sinh thầm lặng mà quyết liệt, tình yêu con mãnh liệt, bền bỉ… Đó vừa là sự hội tụ những phẩm chất làm nên một hình tượng mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa là những số phận của người phụ nữ chịu nhiều thua thiệt trong cuộc đời.

2.3.1.3. Thiên chức làm vợ và đạo làm con.

Phụ nữ được làm vợ không chỉ là khát vọng mà còn là thiên chức của nữ giới. Người phụ nữ khi được làm vợ, đồng nghĩa với việc thực hiện nhiều chức năng riêng có của đời người con gái. Theo thời gian, những chuẩn mực về người phụ nữ có thể thay đổi, nhưng đức tính thủy chung, nhân hậu, giàu đức hi sinh và lòng vị tha là vẻ đẹp gắn liền với phụ nữ bao đời nay. Phẩm chất ấy đã được nhà văn Tống Ngọc Hân khắc sâu hơn trong những tác phẩm văn xuôi của mình.

Câu chuyện Người săn côn trùng người đàn bà hiện lên với bản năng thiên chức của người phụ nữ. Tài nữ công gia chánh của người đàn bà cũng là một phẩm chất đẹp của người phụ nữ Việt Nam “Bà hãnh diện lắm. Cái tài nấu canh chua của bà lúc nào cũng khiến ông giống như đứa trẻ háu ăn. Khi cái nồi nghiêng đi chỉ còn bám vài cái vảy cá…”[5, 138]. Ngoài cái tài nấu canh chua, bà còn có cái tài làm bánh trôi, hàng bánh trôi của bà ngày nào cũng đông khách “Người một đĩa, người hai đĩa. Ăn thòm ăn thèm thôi, mai lại ăn được. Khách mua bánh trôi là dân chợ búa đang ngồi gà gật bên ven đường hóng khách du lịch. Họ bảo ăn quà cũng là một cách “giải đen”. Bánh trôi làm trôi đi những cái đen đủi của buổi sáng” [5, 139]. Phải chăng đây cũng là phẩm chất đáng quý hàng ngày của người phụ nữ mà nhiều người đàn ông vô tình trong cuộc sống chưa nhìn thấy hết, còn những người đàn ông tinh tế thì họ cảm phục, thương yêu ngay từ cái nhìn ban đầu, mặc dù hoàn cảnh của người phụ nữ đó bất hạnh như thế nào.

Đến với câu chuyện Hòn non bộ, người phụ nữ hiện lên với sự hi sinh, Chị đã giành hết tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc người chồng hơn mình đến hơn hai mươi tuổi “Vợ tôi đấy, cô ấy kém tôi hai chục tuổi, ở bệnh viện, sợ các bác sỹ không thương, không nhiệt tình, cô ấy khai là con gái” [2, 83]. Còn trong truyện ngắn Nghiệp đình người phụ nữ hiện lên với cuộc sống hạnh phúc “ tuy tôi không xinh đẹp, nhưng tôi chăm chỉ, tháo vát và biết hi sinh, nhường nhịn thì tôi vẫn được chồng yêu chiều"[10]. Khi chị sinh cho anh một thằng con trai, tình yêu của chồng giành cho chị lại tăng lên gấp bội “Tôi giật thót mình. Chồng tôi trở nên ý nhị, văn hoa từ bao giờ thế” [10]. Đây chính là sự thay đổi của con người khi sống trong văn hóa Phật giáo, tìm thấy sự an nhiên, hạnh phúc trong đời sống thường ngày.

Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Mắt thần là người yêu cũ của ông Đặng. Sau năm mươi năm gặp lại ông Đặng với một hoàn cảnh trớ trêu. Một bên là ông già tám mươi tuổi, vợ mới qua đời, mắt thì mù lòa không thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của tống ngọc hân (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)