5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Thực trạng huy động vốn ngắn hạn tại các chi nhánh tỉnh Phú Thọ
3.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn
Bảng 3.4. Tổng hợp công tác huy động vốn ngắn hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
CN Đền Hùng CN Thị Xã Phú Thọ CN Hùng Vương 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017
Tiền gửi không kỳ hạn 211 191 267 116 136 169 132 185 296 Tiền gửi có kỳ hạn 285 524 752 394 423 463 332 401 583
Tổng 496 715 1.019 510 559 632 464 586 879
Từ bảng số liệu trên ta thấy tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Tỉnh Phú Thọ, lượng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể: Trong giai đoạn 2015 - 2017, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại CN Đền Hùng tăng từ 211 tỷ (năm 2015) lên 267 tỷ đồng (năm 2017), tương ứng tăng 26,54%. Tại CN Thị xã Phú Thọ, lượng tiền gửi cũng tăng từ 116 tỷ đồng (năm 2015) lên 169 tỷ đồng (năm 2017), tức là chỉ tăng khoảng 53 tỷ đồng trong cả giai đoạn, tương ứng tăng 45,69%. Cuối cùng, tại CN Hùng Vương, lượng tiền gửi tăng cao nhất, khoảng 296 tỷ đồng. Nguồn vốn không kỳ hạn là một nguồn không ổn định, chủ yếu từ là nguồn tiền thanh toán của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, ngân hàng không thể chủ động được thời gian sử dụng. Tuy nhiên, chi phí vốn không kỳ hạn thấp, nên việc sử dụng để đầu tư cho vay và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn tại các Chi nhánh
Nhìn tổng thể ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, tốc độ tặng cũng nhanh hơn nhưng tỷ trọng ngày càng thấp đi. Tiền gửi không kỳ hạn đã tăng nhanh. Cụ thể, Tại Chi Nhánh Đền Hùng, Năm 2015, Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 57,52%, nhưng đến năm 2017, con số này đã tăng lên đạt 73,81%. Mặt khác, tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng giảm từ 42,48% xuống chỉ còn 26,19% trong năm 2017. Tuy nhiên, tại 2 Chi nhánh Thị Xã Phú Thọ và Chi nhánh Hùng Vương,
giai đoạn 2015-2017, Tỷ trọng lượng tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm từ 77,25% xuống 73,2%.và từ 71,5% xuống 66,36%. Do đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng lên từ 22,75% lên 26,8% và từ 28,51% lên 33,64%. Nếu tiếp tục đà tăng trưởng này có thể dẫn đến ngang bằng với tỷ lệ huy động tiền gửi có kỳ hạn. Việc tăng trưởng như vậy không hẳn là có lợi cho ngân hàng mà sẽ áp lực lên chi phí huy động vốn.
Bảng 3.5. Lãi suất huy động hiện nay của các Chi nhánh năm 2017
Kỳ hạn
Trần lãi suất huy động (%/năm)
VND USD EUR Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Không kỳ hạn 0,20 0,50 0,00 0,00 0,00 0,00 Dưới 1 tháng 0,50 0,50 0,00 0,00 - - Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng 4,30 4,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng 4,30 4,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 3 tháng đến dưới 4 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 4 tháng đến dưới 5 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 5 tháng đến dưới 6 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 6 tháng đến dưới 7 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 7 tháng đến dưới 8 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 8 tháng đến dưới 9 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 9 tháng đến dưới 10 tháng 5,50 5,50 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 10 tháng đến dưới 11 tháng 6,00 5,70 0,00 0,00 0,10 0,10 Từ 11 tháng đến dưới 12 tháng 6,00 5,70 0,00 0,00 0,10 0,10
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán năm 2017)
Nhìn chung trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng tăng mạnh, tốc độ tăng tương đối cao. Thực trạng công tác huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không chỉ biểu hiện qua các số liệu phản ánh tình hình tăng trưởng mà còn được thể hiện qua các số liệu phản ánh cơ cấu vốn huy động.
Mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng như chi nhánh là nhằm mang lại lợi nhuận cho các cổ đông, tạo ra việc làm ổn định cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với mục tiêu chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là định hướng trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến.
3.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn theo bản tệ
Bảng 3.6. Cơ cấu vốn huy động ngắn hạn theo bản tệ của các Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Chi nhánh
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị T.Trg (%) Giá trị T.Trg (%) Giá trị T.Trg (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I. Chi nhánh Đền Hùng Theo bản tệ 496 100 715 100 1.019 100 219 44,15 304 42,52 Nội tệ 483 97,4 700 97,9 1.001 98,2 217 44,93 301 43,0 Ngoại tệ quy đổi 13 2,6 15 2,1 18 1,8 2 15,38 3 20,0 II. Chi nhánh TX Phú Thọ Theo bản tệ 510 100 559 100 632 100 49 9,61 73 13,06 Nội tệ 497 97,4 547 97,9 621 98,2 50 10,06 74 13,53 Ngoại tệ quy đổi 13 2,6 12 2,1 11 1,8 -1 -7,69 -1 -8,33
III. Chi nhánh Hùng Vương
Theo bản tệ 464 100 586 100 879 100 122 26,29 293 50,0
Nội tệ 452 97,4 574 97,9 863 98,2 122 26,99 289 50,35 Ngoại tệ quy
đổi 12 2,6 12 2,1 16 1,8 0 0 4 33,33
(Nguồn số liệu: Kết quả kinh doanh của các Chi nhánh, 2015 - 2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động ngắn hạn bằng nội tệ của các Chi nhánh tăng lên qua các năm và nguồn vốn huy động ngắn hạn bằng nội tệ vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trong cao trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn và
tăng đều trong các năm. Cụ thể: ở Chi nhánh Đền Hùng là có tốc độ tăng cao nhất so với 2 Chi nhánh còn lại. Năm 2016 tăng 44,93% so với năm 2015, năm 2017 tăng 43% so với năm 2016, Tỷ trọng nguồn vốn nội tệ chiếm được dao động từ 97 - 99%.
Bên cạnh đó, đồng ngoại tệ (qui đổi ra VNĐ) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, thường chỉ chiếm từ 1,5 - 3%. Nhưng có xu hướng biến động không đều qua các năm, duy nhất chỉ có Chi nhánh Đền Hùng là duy trì mức tăng ổn định. Năm 2016 tăng 15,38% so với năm 2015; năm 2017 tăng 20% so với năm 2016. Có được như vậy là trong thời gian qua Chi nhánh Đền Hùng đã làm tốt công tác huy động vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ cho nên nguồn vốn ngắn hạn huy động bằng ngoại tệ tăng trưởng đều qua các năm. Ở 2 Chi nhánh còn lại thì nguồn vốn ngắn hạn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm qua các năm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, Ngân hàng TMCP Công thương Tỉnh Phú Thọ hướng đến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh.
3.2.1.3. Chi phí huy động vốn ngắn hạn
Trong những năm vừa qua, lãi suất huy động có thời gian được đẩy lên cao, tuy nhiên chênh lệch với so với lãi suất cho vay quá nhỏ. Nếu ngân hàng có qui mô không nhỏ, thì lợi nhuận sẽ rất thấp.
Hiện nay đối với hoạt động mua bán vốn của chi nhánh như sau:
- Đối với kỳ hạn ngắn hạn: Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra khoảng từ 2,5% đến 3,5%.
- Đối với kỳ hạn trung, dài hạn: Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là 2,5%. Chính sự chênh lệch lãi suất này là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng để bù đắp các chi phí: tiền lương của cán bộ công nhân viên, khấu hao tài sản, chi phí hoạt động khác,...
3.2.1.4. Các hình thức huy động vốn ngắn hạn
Hiện nay, Cả 3 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tỉnh Phú Thọ đang áp dụng các hình thức huy động vốn ngắn hạn sau:
- Huy động tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tài chính và cá nhân.
- Huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
- Huy động tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của dân cư. - Huy động bằng phát hành giấy tờ có giá.
Bảng 3.7. Tổng hợp công tác huy động vốn ngắn hạn theo hình thức huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Chi nhánh
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I. Chi nhánh Đền Hùng Theo NVHĐ 496 100 715 100 1.019 100 219 44,15 304 42,52 TG dân cư 106 21,45 171 23,87 259 25,42 65 61,32 88 51,46 TG của TCKT 324 65,34 489 68,34 704 69,12 165 50,93 215 43,97 TG của các TCTD 66 13,21 55 7,79 56 5,46 -11 -16,67 1 1,82 II. Chi nhánh Thị Xã Phú Thọ Theo NVHĐ 510 100 559 100 632 100 49 9,61 73 13,06 TG dân cư 74 14,51 92 16,38 138 21,80 18 24,32 46 50,0 TG của TCKT 358 70,28 404 72,34 433 68,57 46 12,85 29 7,18 TG của các TCTD 78 15,21 63 11,28 61 9,63 -15 -19,23 -2 -3,17
III. Chi nhánh Hùng Vương
Theo NVHĐ 464 100 586 100 879 100 122 26,29 293 50,0
TG dân cư 106 22,87 126 21,58 169 19,28 20 18,87 43 34,13 TG của TCKT 298 64,21 404 68,92 631 71,75 106 35,57 227 56,19 TG của các
TCTD 60 12,92 56 9,50 79 8,97 -4 -6,67 23 41,07
(Nguồn từ Cân đối vốn của các Chi nhánh năm 2015 - 2017)
Từ bảng trên ta thấy: Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tính ổn định cao. Ổn định nhất hiện nay là ở Chi nhánh Đền Hùng có mức tăng trưởng cao và ổn định. Năm 2015, đạt 324 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,34%, đây là năm lãi suất huy động được đẩy lên rất cao, có thời điểm lãi suất huy động đạt 12%/năm, chưa tính đến các ngân hàng thương mại thi nhau khuyến mại dành cho khách hàng, nếu tính chi phí khuyến mại, lãi suất huy
động có thể đạt 14%/năm, do vậy đã thu hút được lượng tiền gửi rất lớn. Năm 2016 đạt 404 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,34%, tăng 165 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng 50,93%. Đến năm 2017 đạt 704 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,12%, tăng 215 tỷ đồng so với năm 2016, tốc độ tăng 43,97%.
Nguyên nhân là kể từ năm 2015 các Chi nhánh mới chú trọng vào nguồn vốn này, việc tăng nguồn vốn này đã làm cho tổng nguồn vốn tăng lên rất nhanh.
Đối với tiền gửi dân cư ngắn hạn có tăng, nhưng tốc độ tăng không cao, tỷ trọng ngày càng giảm so với các phương thức huy động vốn khác. Một phần vì lãi suất huy động vốn ngắn hạn hiện đang rất thấp, không hấp dẫn người dân gửi tiền bằng các loại tiền gửi có kỳ hạn dài.
Đối với tiền gửi từ phát hành giấy tờ có giá, chủ yếu là ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, như kỳ phiếu kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng, lãi suất của loại tiền gửi này cũng rất hấp dẫn do vậy tốc độ tăng tưởng khá cao, đặc biệt năm 2016. Ta thấy qua các năm 2015, 2016 tốc độ tăng trưởng chậm. Đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 79,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4%, tăng 53,4 tỷ đồng so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 205,38%. Nếu để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, thì việc phát hành giấy tờ có giá là một trong những biên pháp rất hiệu quả, không chỉ mang lại nguồn tiền gửi ổn định mà tăng được chỉ tiêu nguồn vốn trong năm, việc áp dụng biện pháp này thường được thực hiện vào cuối các năm tài chính để đẩy nhanh tốc độ huy động vốn, giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn về thực hiện kế hoạch được giao.
3.2.1.5. Sự phù hợp về kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn ngắn hạn giai đoạn 2015 - 2017
Năm
Chi nhánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
CN Đền Hùng
- Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn 10%÷15% 8%÷12% 9%÷13%
- Thực hiện 12,73% 10,0% 10,16%
CN TX Phú Thọ
- Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn 9%÷14% 10%÷15% 12%÷16%
- Thực hiện 7,37% 10,7% 2,76%
CN Hùng Vương
- Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn 9%÷13% 10%÷14% 8%÷12%
- Thực hiện 9,18% 6,55% 9,19%
Từ bảng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn giữa nguồn vốn ngắn hạn huy động được trong giai đoạn 2015 - 2017 của các Chi nhánh luôn nằm trong kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do các Chi nhánh đã cân đối vốn không hợp lý khi tập trung huy động vốn trung dài hạn quá nhiều, dẫn đến chi phí vốn tăng cao, trong khi vốn ngắn hạn chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt động cho vay ngắn hạn, phải dùng nguồn trung dài hạn để cho vay ngắn hạn. Đồng thời các Chi nhánh cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các doanh nghiệp, khối trường học,… ngoài ra huy động vốn thêm từ BHXH Việt Nam và KBNN để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, tình hình thực hiện của công tác huy động vốn ngắn hạn luôn vượt so với kế hoạch đã đề ra ở các Chi nhánh, điển hình là Chi nhánh Đền Hùng.
Tuy vậy, trong tổng thể chúng ta vẫn thấy các Chi nhánh từ lúc thiếu vốn vào các năm 2009 là 65 tỷ đồng và năm 2010 là 60 tỷ đồng, thì từ năm 2015 đến nay các Chi nhánh đã thừa vốn, chủ yếu thừa vốn trung dài hạn, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, vì vậy có thể chủ động vốn để đầu tư cho hoạt động cho vay. Mặt khác thừa vốn cũng có thể điều chuyển vốn cho các chi nhánh đang thiếu vốn trong hệ thống Ngân hàng Công thương cũng tạo ra lợi nhuận, tuy không lớn nhưng cũng góp phần vào hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh.