Các yếu tố bên ngoài ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn ngắn hạn tại các chi nhánh của ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngânhàng

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 18 nhà quản lý tại 03 chi nhánh Vietinbank Phú Thọ về chất lượng dịch vụ huy động vốn và tổng hợp điểm số bình quân với 5 mức đánh giá (Likert) kết quả như sau:

Bảng 3.21. Đánh giá của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các Chi nhánh

STT Tiêu chí Điểm BQ

1 Công tác quản lý, điều hành kế hoạch huy động vốn được nhanh

nhậy, kịp thời 3,53

2 Bộ máy quản lý huy động vốn có thường xuyên được đổi mới cả về

cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, nhân viên 2,90 3 Công tác huy động vốn có được chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phù

hợp với diễn biến thị trường 2,95

4 Công tác kiểm tra, kiểm soát về huy động vốn được lãnh đạo các

Chi nhánh thường xuyên quan tâm 3,17

5 Sự phối kết hợp giữa bộ phận kế hoạch và kiểm tra được diễn ra

nhịp nhàng và ăn khớp nhau 3,65

6 Môi trường kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội có tác động tích cực

7 Các chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với chính sách của các

ngân hàng 2,95

8 Thói quen của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến khả năng thu hút

nguồn vốn nhàn rỗi của người dân 4,13

9 Thu nhập của dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động

vốn ngắn hạn của các ngân hàng 4,35

(Nguồn: tính toán số liệu điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.21 ta thấy các yếu tố bên ngoài đều có tác động tích cực đến công tác huy động vốn của các Chi nhánh. Với điểm số cao nhất với điểm bình quân là 4,35 thì yếu tố thu nhập của dân cư có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng huy động vốn ngắn hạn của các ngân hàng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế. Chính vì vậy ở các thành phố lớn và phát triển, thu nhập của người dân tương đối cao nên công tác huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn gặp thuận lợi hơn rất nhiều so với các địa phương khác. Tiếp đến là yếu tố sự phối kết hợp giữa bộ phận kế hoạch và kiểm tra được diễn ra nhịp nhàng và ăn khớp nhau có điểm đánh giá tương đối cao là 3,65. Điều đó cho thấy giữa các bộ phận trong công tác quản lý huy động vốn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với các chính sách của các ngân hàng có điểm đánh giá thấp nhất là 2,95 nhưng vẫn ở mức khá. Trong những năm qua, Chính phủ thường xuyên với đưa ra các quy định để điều tiết nền kinh tế dưới tác động của hội nhập kinh tế nên các Chi nhánh phải đưa ra các điều chỉnh để phù hợp và bắt nhịp được với dòng chảy chung. Bên cạnh đó thì bộ máy quản lý huy động vốn có thường xuyên được đổi mới cả về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, nhân viên; Công tác huy động vốn có được chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường có điểm đánh giá còn thấp là 2,90 và 2,95. Có thể thấy công tác quản lý của các Chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng đến công tác quản lý huy động vốn ngắn hạn của các Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn ngắn hạn tại các chi nhánh của ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)