5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý huy động vốn ngắn hạn
a. Về cơ cấu tổ chức.
Các Chi nhánh cần triển khai đề án cơ cấu lại tổ chức bộ máy hoạt động các Chi nhánh trên địa bàn thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm; củng cố, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực và mục tiêu hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh, đảm bảo an toàn - tăng trưởng - chất lượng - hiệu quả - bền vững.
Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý huy động vốn ngắn hạn tại TP Việt Trì và Thị xã Phú Thọ ta thấy, các Chi nhánh phải tiến hành tổ chức xắp xếp các Chi nhánh trên địa bàn Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ hoạt động yếu kém, phát hiện được một cách đầy đủ nhất những tồn tại và nguyên nhân hoạt động kinh doanh yếu kém, có tác động tiêu cực đến các Chi nhánh khác trong toàn hệ thống. Các Chi nhánh này cần chủ động hơn trong việc rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, từng cán bộ lãnh đạo cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, nhìn nhận, đánh giá và nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó Vietinbank cần mở rộng mạng lưới các Chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực nông thôn để tăng cường khả năng thu hút từ dân cư. Thông qua các đơn vị này, các Chi nhánh có thể huy động được nguồn vốn lớn với chi phí đầu
vào rẻ. Trong quan hệ với các đơn vị nguồn tiền gửi lớn, đặc biệt là các khách hàng truyền thống như kho bạc Nhà nước, tổ chức Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển,… Các Chi nhánh cần mở rộng hình thức hoạt động với thời hạn và lãi suất đa dạng, linh hoạt hơn cũng như việc cung cấp một số dịch vụ miễn phí kèm theo đối với khách hàng này. Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống thanh toán và chương trình phần mềm giao dịch để đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho khách hàng khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Đồng thời các Chi nhánh cũng cần mở rộng đối tượng khách hàng của mình, muốn làm được điều này các Chi nhánh cần nghiên cứu quy trình luân chuyển vốn của các tổ chức kinh tế tài chính, tổ chức kinh tế xã hội,… Để nắm bắt các loại hình đơn vị có nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi lớn, có kế hoạch tiếp cận và mở rộng quan hệ giao dịch.
Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định thì việc tìm kiếm những nguồn vốn dài hạn trên thị trường quốc tế cũng có vai trò rất quan trọng. Các Chi nhánh cần chủ động trong việc ký kết các hiệp định với ngân hàng nước ngoài, vay vốn từ các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế,… Tuy nhiên cần hết sức thận trọng trong việc vay vốn nước ngoài, vì nếu không quản lý tốt đối với những khoản vay này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nợ nước ngoài, gây hậu quả khó lường trước.
Với việc huy động đa dạng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp cho các Chi nhánh có thể lựa chọn và quyết định cho vay những dự án có hiệu quả nhưng thời gian thu hồi vốn dài, tránh tình trạng do nguồn vốn ngắn hạn, không phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án dẫn đến phải gia hạn nợ hoặc lâm vào tình trạng nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
b. Về nhân sự
Trong mọi lĩnh vực nói chung và đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yếu tố con người luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất. Nó quyết định đến sự phát triển và thành công của ngân hàng. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ của các Chi nhánh được coi là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính, đặc biệt là tại ban Kế hoạch - Nguồn vốn với tổng số nhân sự còn rất hạn chế, trong đó
trình độ chuyên mộ chưa cao, số năm công tác ngắn, kinh nghiệm trong công tác quản lý huy động vốn chưa nhiều, do vậy các Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Bổ sung cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về quản lý huy động vốn, phẩm chất đạo đức tốt từ các ngân hàng khác hoặc từ các chi nhánh của Vietinbank.
+ Tổ chức các khóa học chuyên sâu về những nội dung liên quan đến hoạt động huy động vốn ngắn hạn. Việc đào tạo những khóa học này không nhất thiết phải mất nhiều thời gian và chi phí. Để tổ chức các kháa học như vậy mang lại hiệu quản cần được quản lý bài bản, cần lập kế hoạch đào tạo trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu đào tạo, có thiết kế chương trình đào tạo, có xác định hình thức đào tạo, xác định đối tượng đi học và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo… Công tác tổ chức triển khai và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả cần được thực hiện nghiêm túc thì khóa học mới thành công. Nhấn mạnh chương trình và đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Những tư tưởng và kiến thức về marketing cũng rất bổ ích cho cán bộ nhân viên ngân hàng, nhất là những người làm công tác hoạch định chiến lược và chính sách, những người có quan hệ với khách hàng kể cả cho vay và nhận gửi.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn tại các Chi nhánh: là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, truyền tải các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng là bộ mặt của ngân hàng thì càng cần phải được đào tạo, được nâng cao trình độ. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành theo hướng: “Giỏi một nghề biết nhiều nghề”. Muốn vậy, ngân hàng không chỉ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mà còn phải tổ chức đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, và trình độ kinh tế tổng hợp,… cho cán bộ. Các chi nhánh có thể cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để làm hạt nhân, các cán bộ này sau đó sẽ là giảng viên cho các khóa đào tạo lại tại ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các cơ chế, chính sách như chính sách tiền lương, chính sách khen thưởng, hoặc thông qua các cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…
- Công tác bổ nhiệm cán bộ, động lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực phải xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể.
- Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cần áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ để có thể khai thác và sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ, xây dựng quy trình đánh giá xếp loại lao động theo chất lượng công việc để từ đó gắn với công tác đào tạo, gắn với sắp xếp cán bộ và định biên lao động cho phù hợp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo: Đào tạo trực tuyến (E-Learning); ngân hàng nên có những buổi hội thảo, mời giảng viên hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đến giảng dạy cũng như trao đổi, thảo luận nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà cán bộ gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình. Để làm được điều này, các Chi nhánh cần có một chiến lược đào tạo cụ thể cho từng thời kỳ, cần liên minh, liên kết đào tạo với các trường đại học, tạo mối quan hệ với các cấp, ngành các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để từ đó phát triển công tác đào tạo của mình.
- Bên cạnh việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực hiện có các Chi nhánh cũng cần có chiến lược thu hút nhân tài cụ thể. Trao học bổng cho sinh viên giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ một số chương trình tại các trường đại học… Có chính sách rõ ràng trong việc tuyển dụng cũng như công tác đào tạo ban đầu sau khi tuyển dụng. Nên mở những lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ mới, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để cập nhật các chương trình mới.