Sự hình thành và phát triển củaBan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượngdịch vụ công tại ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 54)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Sự hình thành và phát triển củaBan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Tên tiếng Việt: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên Tên tiếng Anh:Thai Nguyen Industrial Zone Authority

Địa chỉ: Phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 0280 3845 435

Fax: 0280.3845 434

Website:http://bqlkcnthainguyen.gov.vn/

Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên được thành lập ngày 20/11/2000 theo Quyết định số 130/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Từ 10 cán bộ, công chức với 02 phòng chuyên môn vào thời điểm bắt đầu thành lập: Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ. Năm 2004, Phòng Nghiệp vụ được tách thành 02 phòng: Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trường; Phòng Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp. Năm 2010, Phòng Quản lý Lao động được thành lập trên cơ sở được tách ra từ phòng Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp gồm 04 phòng gồm: Văn phòng, Phòng Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trường, Phòng Quản lý lao động. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý đã được củng cố, kiện toàn ngày càng được hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao.

Để từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, năm 2013 Văn phòng Ban xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban và đã được chấp thuận phê duyệt với cơ cấu tổ chức là 10 phòng chuyên môn, năm 2014 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 21/02/2014 quy định cơ cấu tổ chức với 07 phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, gồm: Văn

Xây dựng, Phòng Quản lý Lao động, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Môi trường, Phòng Hỗ trợ pháp lý.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng KCN là đơn vị trực thuộc Ban và cũng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận tại quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 30/5/2014.

Đến nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên có 10 phòng chuyên môn: Văn phòng, Phòng Quản lý Đầu tư, Phòng Đại diện các KCN và Quản lý Xuất Nhập khẩu, Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Lao động, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Môi trường, Phòng Hỗ trợ pháp lý, Phòng Thanh tra, Phòng Tài chính - Kế toán và 02 đơn vị trực thuộc: Trung tâm dạy nghề các KCN, Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng KCN.

Từ đó, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, hoàn chỉnh số lượng vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy, Ban đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, chỉ đạo tổ chức triển khai xây dựng đề án vị trí việc tại đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt và trình Bộ Nội vụ bổ sung biên chế QLNN cho Ban nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Ban theo hướng tăng cường về quy mô số lượng và chất lượng.

Quá trình phát triển các KCN gắn với hoàn thiện cơ chế và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các KCN tỉnh. Từ đó đến nay để nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao UBND tỉnh cũng đã ban hành các Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các KCN tỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cụ thể như: Từ 02 phòng chuyên môn là Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ vào thời điểm bắt đầu thành lập (năm 2000) đến nay theo Quyết định 1404/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý Lao động, với cơ cấu tổ chức là 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

3.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, thực hiện chức năng quản lý trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn

tỉnh theo nội dung Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp.

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chịu sự chỉ đạo và quản lý tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBNDtỉnh Thái Nguyên; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh trong công tác quản lý các khu công nghiệp.

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính Nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành, UBNDtỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc như: xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển các khu công nghiệp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình UBNDtỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc uỷ quyền của các Bộ, ngành; thực hiện theo quy định của pháp luật các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và uỷ quyền như: đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hôi Giây chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của các khu công nghiệp nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; xác nhận hợp đông, vãn bản về bất động sản trong khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công

nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp; giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp; được mời tham dự các cuộc họp của các cơ quan và UBND tỉnh về các vấn đề liên quan đến các khu công nghiệp; tham gia ý kiến về việc phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, kinh tế - xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp có liên quan đến khu công nghiệp.

3.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng cơ cấu tổ chức với 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Được thành lập từ năm 2000 đến nay, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã có đội ngũ lao động với tổng số 107 người trong đó 37,38% là lao động nữ, cụ thể như sau:

Bảng 3.1a: Tình hình đội ngũ lao động của Ban Quản lý các khu công nghiệpThái Nguyên

STT Nội dung Tổng số Trong đó,

số nữ

1 Tổng số CB, CC, VC, NLĐ 107 40

2 Số lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc, Phó giám

đốc và tương đương) 4 0

3 Số cán bộ là trưởng phòng chuyên môn và

tương đương 5 2

4 Số cán bộ là phó trưởng phòng chuyên môn

và tương đương 6 1

5 Số đảng viên của cơ quan 49 16

6 Trình độ chuyên môn: - Số cán bộ có trình độ Tiến sĩ 1 0 - Số cán bộ có trình độ Thạc sĩ 13 8 - Số cán bộ có trình độ Đại học 69 23 - Số cán bộ có trình độ Cao đẳng 2 1 - Số cán bộ có trình độ Trung cấp 5 1 7 Trình độ lý luận chính trị: - Số cán bộ có trình độ cao cấp, cử nhân 9 2 - Số cán bộ có trình độ trung cấp 12 3

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trình độ của đội ngũ người lao động làm việc tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên ngày càng được nâng cao. Trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao và số CB, CC, VC được đào tạo lý luận chính trị là tương đối ít so với tổng số CB, CC, VC, NLĐ.

Bảng 3.1b: Tình hình biên chế tại Ban Quản lý các KCN STT Tình hình biên chế hiện tại Hiện có Thiếu

1 Công chức 37 5

2 Viên chức 12 4

3 Hợp động LĐ 68 02 0

Tổng số 51 9

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên)

Với số liệu tại hai bảng trên ta có thể thấy tình hình cán bộ tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên hiện tại đang thiếu. Số lượng biên chế được giao là 60 mà có mặt tại thời điểm này là 51 người, như vậy còn thiếu 09 chỉ tiêu. Ngoài ra số cán bộ là trưởng, phó phòng các phòng chuyên môn cũng không được tương xứng với lượng 10 phòng chuyên môn như hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượngdịch vụ công tại ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)