Kinh nghiệm nâng caochất lượng dịch vụ công của một số BanQuản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượngdịch vụ công tại ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm nâng caochất lượng dịch vụ công của một số BanQuản lý

Quản lý cácKCN tại Việt Nam

1.2.1.1. Tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ

Trong năm 2016, đã thu hút được 20 dự án mới vào trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp do cơ quan được giao quản lý (sau đây gọi tắt là KCN) trong đó: Có 13 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 4.184, 2 tỷ đồng và có 7 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 62,4 triệu USD. Ngoài ra có 10 dự án đầu tư mở rộng (trong đó 03 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 152,6 tỷ đồng và 07 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký là 69,4 triệu USD). Có 17 dự án đầu tư mới, mở rộng đi vào sản xuất kinh doanh (10 doanh nghiệp trong nước và 07 doanh nghiệp FDI), vượt 200% so với kế hoạch năm.Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 16.389 tỷ đồng, vượt 31% so với kế hoạch năm; doanh thu thuần ước đạt 17.362 tỷ đồng, vượt 29% so với kế hoạch; giá trị xuất khẩu ước đạt 690 triệu USD, vượt 11% so với kế hoạch; giá trị nhập khẩu ước đạt 570 triệu USD, vượt kế hoạch 10%; tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 800 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm; tổng số lao động đến thời điểm báo cáo là 27.500 người; thu tiền thuê đất, hạ tầng đạt 46,9/13,4 tỷ đồng vượt 250% so với kế hoạch; thu tiền xử lý nước thải ước đạt 6,8/6,8 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm. Lao động đến thời điểm báo cáo là 27.500 người (tạo mới được 2.000 lao động), thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, cập nhật và duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, triển khai áp dụng phần mền quản lý văn bản và điều hành vào hoạt động hành chính của cơ quan nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm chi phí hành chính; duy trì và thực hiện có hiệu quả bộ phận “một cửa”, triển khai áp dụng hệ thống một cửa điện tử với cấp độ 3 đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban xuống còn 1/2 đến 1/3 thời gian theo quy định đối với những hồ sơ đầy đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

1.2.1.2. Tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Trong năm 2016, Ban Quản lý các Khu công nghiệp đã cấp mới 04 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 02 lượt dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 872,9 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch năm 2016; cấp mới 22 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 316,77 triệu USD, tăng 8% về vốn đầu tư so cùng kỳ và đạt 126,7% kế hoạch năm.

Với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh “lấy công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh”. Các dự án thu hút trong năm 2016 chủ yếu là các dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, với 16/26 dự án sản xuất điện tử linh kiện điện tử, còn lại là các dự án sản xuất dệt may, vật liệu xây dựng và lĩnh vực công nghiệp khác, đầu tư vào các KCN Khai Quang, Bình Xuyên II, Bá Thiện II; các dự án FDI năm 2016 chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.

Năm 2016, có thêm 20 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ cam kết, nâng tổng số dự án sản xuất kinh doanh tại các KCN lên 168 dự án, chiếm 84% tổng số dự án trong KCN.

Đến nay, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các KCN là 199 dự án, gồm 40 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 14.509,98 tỷ đồng và 159 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.536,42 triệu USD.

Tính đến hết năm 2016, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 168 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm 137 dự án FDI và 31 dự án DDI. Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2016 của các doanh nghiệp tiếp tục ổn định, các chỉ tiêu kinh tế, lao động việc làm tăng so với cùng kỳ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khu vực FDI năm 2016 có doanh thu đạt 2.759,62 triệu USD; giá trị xuất khẩu đạt 1.819,35 triệu USD; nộp ngân sách Nhà nước đạt 1.487,3 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 12/2016, trong các KCN có trên 60 ngàn lao động đang làm việc.

Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc có bộ phận “Một cửa” đặt tại văn phòng Ban để làm đầu mối tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; sắp xếp, bố trí lại cán bộ, công chức, viên chức đúng trình độ chuyên môn, đào tạo, phân công rõ chức năng nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, chính xác và đúng pháp luật quy định.

1.2.1.3. Tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang

Đến nay, trong các KCN của tỉnh có 274 dự án được cấp Chứng nhận đầu tư, trong đó có 101 dự án DDI và 173 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7.604,3 tỷ đồng và 3.022,2 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư trong nước đạt 2.650 tỷ đồng, bằng 38,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; của các dự án đầu tư nước ngoài đạt 1.300 triệu USD, bằng 47% tổng vốn đầu tư đăng ký. Doanh thu từ hoạt động SXKD đạt 68.000 tỷ đồng; Thuế phát sinh phải nộp đạt 800 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 2.300 triệu USD; nhập khẩu đạt 2.500 triệu USD. Đến nay, tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 70.000 người. Thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm cần thực hiện của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang. Lãnh đạo Ban đã chủ động ban hành các văn bản, quy chế, kế hoạch thực hiện trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Ban và giám sát quá trình

thực hiện; trình và được chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban.

Năm 2016 Ban đã tiếp nhận 630 hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC của doanh nghiệp, trong đó đã giải quyết 616 hồ sơ, tất cả đều được tiếp nhận và xử lý theo đúng trình tự và thời gian quy định.

Thực hiện Kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 trong các lĩnh vực hoạt động đã được cấp chứng nhận.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công đối với Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượngdịch vụ công tại ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)