5. Kết cấu luận văn
4.2.5. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
4.2.5.1. Căn cứ của giải pháp
TTHC là đầu mối trực tiếp cung cấp dịch vụ hành chính công, nhưng hiện nay có rất nhiều bức xúc cho người người dân, tổ chức, doanh nghiệp và cả đội ngũ cán bộ, công chức. Trong đó, nhiều dịch vụ có hồ sơ giấy tờ, biểu mẫu, điều kiện và quy trình phức tạp.
4.2.5.2. Mục tiêu của giải pháp
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
4.2.5.3. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, hệ thống hóa, công bố công khai toàn bộ các dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền giải quyết của từng phòng chuyên môn trong cơ quan bằng nhiều phương tiện, hình thức khác nhau: Đăng thông tin trên website của Ban, Đăng thông tin niêm yết Trên bảng tin điện tử của Ban, Các thông tin trên báo, đài Thái Nguyên để người dân, doanh nghiệp tìm hiểu; niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan hành chính; Đoàn thành niên BQL phát hành tờ rơi giới thiệu các loại dịch vụ hành chính công phổ biến tại cơ quan mình.
Khi thay đổi thông tin, biểu mẫu thì Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN thái Nguyên cần phải gửi thông báo kịp thời cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp để tránh phải làm sau, sửa chữa nhiều lần mất thời gian và gây lãng phí.
Thứ hai, quy định cụ thể và thống nhất các loại dịch vụ hành chính công ở mỗi cấp. Lãnh đạo Ban cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn; giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng vai trò. Thực hiện nhất quán nguyên tắc: Một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính.
Thứ ba, tiến hành đơn giản hóa cách thức, quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công tại đơn vị. Phương án đơn giản hóa TTHC phải trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản nhất cho người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC nhưng vẫn bảo đảm được mục tiêu quản lý của nhà nước. Cần phải có sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành lấy ý kiến phối hợp, sau đó đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Hoàn thiện các danh mục, Chuẩn hóa các thủ tục hành chính tại Ban Quản lý, thống kê, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong thủ tục hành chính của Ban, sửa đổi, bổ sung rà soát lại các thủ tục hành chính của Ban. Đồng thời chuẩn hóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu điện tử Quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính.. Rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
Thứ tư, tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác quản lý nhà nước. Lãnh đạo Ban Quản lý cần đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Ban Quản lý đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp... Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh. Phát triển hà tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Ban Quản lý, tăng cường sử dụng hệ thống thông tin dùng chung gồm: hệ thống quản lý văn bản và điều hành; một cửa điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính; các cổng/trang thông tin điện tử; thư điện tử công vụ và hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cần phải phối hợp với với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông đào tạo cho cán bộ, công chức về kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, chuyển giao và thống nhất áp dụng gửi văn bản qua hệ thống thư điện tử nội bộ của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo 100% cán bộ, công chức tại Ban Quản lý các KCN được thực việc trao đổi thông tin và hồ sơ, văn bản qua hệ thống thư điện tử. Phát triển hệ thống phòng họp trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử.
Lãnh đạo Ban cần có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng Công nghệ thông tin đã đầu tư, thường xuyên rà soát, đầu tư, nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời và quan tâm đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp nhận các hệ thống phần mềm đã triển khai và phát triển cho tương lai hỗ trợ cho người dùng trong quá trình vận hành. Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận
thức cho người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc khai thác thông tin từ các sản phẩm Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.