5. Kết cấu luận văn
3.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân
3.5.2.1. Tồn tại
Mặc dù công tác cải cách hành chính của Ban đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tích cực trong nhận thức của cá nhân, tổ chức đầu tư hoạt động vào các KCN. Tuy nhiên, quá trình cung ứng dịch vụ công của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên vẫn còn những điểm còn tồn tại cần phải được khắc phục trong giai đoạn tới như sau:
* Về cơ cấu tổ chức
Do cơ chế của tỉnh Thái Nguyên tạm thời không tuyển dụng mới công chức, viên chức, lao động hợp đồng nên tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã không thực hiện ký tiếp hợp đồng lao động nên tại Ban hiện nay chỉ còn các cán bộ, công chức đã tuyển dụng (Tại bảng 3.1b đã chỉ rõ số lượng biên chế thiếu tại Ban). Số lượng cán bộ công chức tại Phòng Quản lý Lao động còn ít, mà số lượng dịch vụ
công tại phòng Quản lý Lao động cung cấp chiếm phần lớn, do đó một người làm nhiều công việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.
* Về con người
- Đội ngũ lao động của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên còn thiếu kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,… và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế khi giao tiếp với các nhà doanh nghiệp nước ngoài.
- Mặc dù trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ công chức tương đối tốt nhưng vẫn còn thiếu tính thực tế nhất là với các lĩnh vực liên quan đến người lao động nước ngoài.
- Hiệu quả làm việc của một số cán bộ công chức còn chưa cao, thiếu tính xây dựng tham mưu.
* Về cơ sở vật chất
- Một số trang thiết bị để thực thi công việc tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đến làm việc tại Ban.
- Chưa có nhà để xe riêng cho doanh nghiệp.
* Về công tác cải cách hành chính
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Ban còn nhiều hạn chế, việc thực hiện sử dụng thư điện tử của tỉnh theo quy định chưa được thường xuyên. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành chưa thực sự khai thác hết được những tính năng, chức năng của hệ thống.
- Cải cách hành chính vẫn còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn chưa làm hài lòng doanh nghiệp;
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, kiến thức hành chính còn hạn chế; chưa chủ động và tích cực trong công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thái độ chưa đúng mực, thậm chí có biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực, việc kiểm tra, phát hiện, xử lý chưa kịp thời;
* Về Quy trình thủ tục hành chính
Mặc dù quy trình thủ tục hành chính của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã được tinh giảm, rút ngắn thời gian của hồ sơ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn gây phiền hà, phức tạp cho người dân và doanh nghiệp. Một số thủ tục liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN còn khá phức tạp, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm hồ sơ.
3.5.2.2. Nguyên nhân
* Về cơ cấu tổ chức
Cán bộ phụ trách làm các thủ tục hành chính công hiện nay còn ít. Thường mỗi cán bộ sẽ phải đảm nhận giải quyết nhiều thủ tục một lúc như: một cán bộ đảm nhận các thủ tục về người lao động nước ngoài (cấp Giấy phép lao động nước ngoài, Cấp lại Giấy phép lao động nước ngoài, Giải trình nhu cầu người sử dụng lao động nước ngoài, Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động...; Một cán bộ phụ trách thủ tục đăng ký nội quy lao động, tiếp nhận thỏa ước lao động.... Việc một cán bộ phụ trách rất nhiều mảng công việc nên không có tính chuyên môn hóa cao.
Một đặc điểm khác biệt của cơ quan nhà nước là chỉ có công chức mới được tham mưu, phụ trách công việc giải quyết thủ tục hành chính.
* Về Con người:
Có thể thấy rằng nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong cơ quan hành chính nhà nước.
Con người là tổng hòa của các nhân tố khác tạo thành như: Thái độ phục vụ của cán bộ, trình độ năng lực trong thực thi công vụ, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự đồng cảm của nhân viên...
Trình độ năng lực trong thực thi công vụ của một số cán bộ công chức của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên còn chưa đồng đều. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tuy có được nâng cao, trau dồi nhưng vẫn nặng về mặt lý thuyết. Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ công chức đôi lúc còn chưa làm hài lòng doanh nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.
Ý thức trách nhiệm của môt số cán bộ, công chức đôi lúc chưa làm hài lòng tổ chức và công dân; còn thể hiện thái độ ban phát, thiếu nụ cười.Một số phòng ban chưa kiên quyết xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong thực thi công việc. Đây là nguyên nhân dân làm cho một số cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp còn chưa hài lòng về trách nhiệm khi thưc thi công vụ của cán bộ.
Có thể thấy biên chế tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên có hạn, khối lượng công việc nhiều, áp lực cao về thời gian và độ chính xác nên đôi khi người dân còn than phiền về thái độ phục vụ của công chức.
Một nguyên nhân đó là Tiền lương cho cán bộ công chức, người lao động hiện nay vẫn còn rất thấp. Tiền lương là một trong những nhân tố tạo động lực cho người lao động, giúp cho người lao động làm việc hăng say, có năng suất. Nếu như người lao động có động lực làm việc thì chắc chắn chất lượng công việc sẽ tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn và sẽ muốn gắn bó với công việc hiện tại. Đây là nguyên nhân chính làm cho một số bộ phận cán bộ tỏ thái độ thờ ơ với công việc, không có tính xây dựng, tham mưu.
* Về cơ sở vật chất:
Trang thiết bịđược sử dụng đã lâu nên thường dẫn đến tình trạng hỏng hóc. Nếu muốn sửa chữa hoặc thay thếphải làm văn bản đề nghị cung cấp trang thiết bị. Cần phải trình ký và cân đối ngân sách nên để sửa chữa hoặc thay mới thiết bị phải mất một thời gian khá lâu. Và đây là nguyên nhân của việc cơ sở vật chất của Ban Quản lý các KCN chưa được trang bị đầy đủ.
* Về công tác cải cách hành chính:
- Nhận thức của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về cải cách hành chính còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức cải cách hành chính là trách nhiệm của chính mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân trong tổ chức thực hiện.
- Việc chỉ đạo cải cách hành chính của chính quyền chưa quyết liệt, sâu sát và cụ thể; đôn đốc triển khai chưa kịp thời; công tác giám sát, kiểm tra còn hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức phẩm chất chưa tốt; trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ chưa cao; còn thiếu ý thức trong phục vụ nhân dân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như việc phát hiện, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KCN TỈNHTHÁI NGUYÊN
4.1.Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ công tại Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.Định hướng nâng caochất lượng dịch vụ công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.1. Quan điểm về cung cấp dịch vụ công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên nhận thức rõ dịch vụ công phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng, không vì mục tiêu lợi nhuận. Với trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng các loại dịch vụ công phục vụ các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ban Quản lý các KCN có hai quan điểm về cung cấp dịch vụ công như sau:
Thứ nhất, phục vụ lợi ích cộng đồng
Điểm chung cơ bản của các dịch vụ công là Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên có trách nhiệm đến cùng trước xã hội, công dân đối với số lượng và chất lượng cung cấp các loại hình của dịch vụ công. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ vốn có của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên... Với trách nhiệm của mình, Ban Quản lý các KCN thực hiện tất cả đều không vì mục tiêu lợi nhuận. Dịch vụ công có tính chất xã hội cao, mục tiêu là phục vụ lợi ích cộng đồng, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, công bằng và có tính quần chúng rộng rãi.Vì vậy, tính kinh tế, lợi nhuận trong cơ chế thị trường không phải là điều kiện cần có của hoạt động dịch vụ công.Mức độ phát triển dịch vụ công phản ánh mức độ phát triển tính chất xã hội của kinh tế thị trường, tính chất nhân dân của cơ quan nhà nước.
Cung ứng dịch vụ công và phát triển con người có mối liên hệ mật thiết.Chất lượng dịch vụ công tốt tạo ra cơ hội và phát triển năng lực cán bộ, công chức. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền, công chức giúp cải thiện chất lượng dịch vụ
công của cơ quan, dịch vụ công tốt hơn cũng có nghĩa là sự đóng góp của Ban Quản lý các KCN tốt hơn. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyêntrước các nhà đầu tư nói chung và doanh nghiệp nói riêng,giúp doanh nghiệp ngày càng gắn bó với cơ quan quản lý nhà nước.Trong thời kỳ đổi mới, các dịch vụ công đảm nhiệm vai trò mới là nhà phát triển, hỗ trợ, điều phối và khuyến khích, xây dựng xã hội. Dịch vụ công tốt sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tại các KCN, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, điều này góp phần xây dựng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, tạo công an việc làm cho người dân, góp phần ổn định xã hội...
Thứ hai, làm tốt chức năng phục vụ
Để cung cấpdịch vụ công hướng tới mục tiêu hiệu quả, công bằng và không vì lợi nhuận, theo quan điểm tôi, cơ quan nhà nước phải bảo đảm tốt hai chức năng quản lý và phục vụ. Cùng với hiệu quả của dịch vụ công, chức năng phục vụ ngày càng nổi lên và chức năng quản lý ngày càng gọn nhẹ và hiệu quả.Gắn kết nhuần nhuyễn hai chức năng quản lý và phục vụ là khoa học và nghệ thuật quản lý của mỗi cơ quan nhà nước.Tất cả những dịch vụ cung ứng dù ở bất kỳ hình thức nào thì Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên vẫn là người chịu trách nhiệm trước xã hội về việc bảo đảm cung ứng chúng. Ban không thể bỏ mặc hay trao hoàn toàn sự cung ứng dịch vụ công cho tư nhân (thị trường) cung cấp, bởi các hoạt động này luôn luôn thuộc nghĩa vụ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh.
Sắp tới, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên tập trung tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ công, khuyến khích mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận cung ứng dịch vụ công. Cải cách dịch vụ công cần theo hướng hiện đại, năng động, nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp với mục tiêu hiệu quả và công bằng, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có phẩm chất, trình độ, năng lực, khắc phục những tồn tại và hạn chế trong quản lý dịch vụ công hiện nay. Hoàn thiện hơn các công cụ quản lý và vai trò
dịch vụ công nhằm cung cấp tốt hơn, phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường.
4.1.1.2. Phương hướng cung cấp dịch vụ công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Chương trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tiếp tục cải cách hành chính và thực hiện kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính, chuẩn hóa thủ tục hành chính theo kế hoạch, các phòng chuyên môn tập trung rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bố trí nhân sự cho phù hợp với đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt để triển khai thực hiện công tác tổ chức thi tuyển công chức theo đúng kế hoạch đã đề ra. Góp phần đảm bảo nhân lực thực hiện công tác cung cấp dịch vụ công.
- Bổ sung, rà soát, điều chỉnh hợp lý quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ; quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức để giải quyết công việc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông.
- Rà soát, tham mưu đề xuất máy móc, phương tiện để đảm bảo công tác cung cấp dịch vụ công được thực hiện nhanh, đúng và chính xác.
4.1.2.Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
4.1.2.1. Nâng cao độ tin cậy
- Thực hiện các dịch vụ theo đúng các quy trình, quy định, nhất là về thủ tục hành chính, về tiến độ giải quyết và thời gian trả kết quả, đảm bảo niềm tin với người dân.
- Tăng độ chính xác và giá trị sử dụng lâu dài của dịch vụ hành chính công. Muốn vậy thì kết quả giải quyết công việc cho người dân phải có độ chính xác cao.
- Đặc biệt, trong quá trình tiếp nhận và xử lý công việc của người dân, đội ngũ cán bộ công chức nắm vững và thực hành tốt các kỹ năng giao tiếp với người dân.
4.1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tiếp nhận các hồ sơ đầu vào đủ và đúng theo yêu cầu quy định, bao gồm các hồ sơ có thể thay thế.
- Xác định rõ các khâu xử lý công việc và yêu cầu đối với từng khâu. - Cung cấp đầy đủ các thông tin mà doanh nghiệp cần.
- Điều kiện tiếp đón và thái độ của đội ngũ công chức trực tiếp giao dịch với người dân ở mức tốt nhất.
- Thủ tục đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. - Định mức thời gian chờ ngắn nhất có thể.
- Hoàn trả kết quả cho người dân đầy đủ, đúng thời gian quy định, không bị sai sót và nhầm lẫn.
4.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
- Đảm bảo công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho 100% đội ngũ cán bộ công chức.
- Toàn bộ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức đúng quy định.
- 100% công chức thực hiện cung cấp dịch vụ công được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. 100% cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc về thủ tục hành chính để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”.
- 100% cán bộ công chức được sắp xếp đúng vị trị việc làm. Đảm bảo lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức để họ yên tâm phục vụ công tác.