5. Kết cấu luận văn
3.1.4. Các khu công nghiệp thuộc sự quản lý củaBan Quản lý các khu công
công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Toàn tỉnh Thái Nguyên đã quy hoạch 06 KCN với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.420ha, bao gồm:
3.1.4.1. Khu công nghiệp Sông Công I (195ha)
Khu công nghiệp Sông Công I là Khu công nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh, được thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Sông Công I đã khẳng định được vị thế và tiềm năng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương. Vị trí địa lý của KCN cách cảng Đa Phúc 17km, cách sân bay Nội Bài 45km, nằm cạnh Quốc lộ 3, KCN Sông Công là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
KCN Sông Công I hiện do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng các KCN Thái Nguyên làm chủ đầu tư, đến nay đã bồi thường giải phóng mặt bằng được 87ha, đạt tỷ lệ 39,55% và đã cho thuê được 61ha đạt 100% đất công nghiệp cho thuê; tổng kinh phí đã thực hiện được gần 200 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Bồi thường giải phóng mặt bằng; xây dựng các công trình hạ tầng như trục đường đôi với chỉ giới đường đỏ 42m là 835 m; đường 21 m là 1,3 km và hệ thống đường nhánh gần 1km,
hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, vườn hoa, cây xanh, nhà máy xử lý nước thải...
Khu công nghiệp Sông Công I đã thu hút được các dự án có các ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực: thép, luyện kim, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, lắp ráp ... Tổng số các dự án công nghiệp đã đăng ký ở KCN Sông Công I là 86 dự án, tuy nhiên mới chỉ có 47 dự án đã đi vào hoạt động, 8 dự án đang triển khai xây dựng trong đó có 2 dự án bị chậm tiến độ. Số còn lại là 31 dự án đã đăng ký nhưng chưa nhận mặt bằng và chưa triển khai xây dựng.
Số lượng các dự án có vốn FDI tại khu công nghiệp Sông Công I là 14 dự án, trong đó đã có 07 dự án đi vào hoạt động.
Bảng 3.2: Các dự án công nghiệp đầu tư tại KCN Sông Công I
TT Số lượng dự án công nghiệp Loại hình Số lượng
(dự án)
1 Các dự án công nghiệp đã hoàn thành đi vào hoạt động
Vốn đầu tư trong nước 37
Vốn FDI 10
2 Các dự án công nghiệp đang triển khai xây dựng
Vốn đầu tư trong nước 5
Vốn FDI 3
3
Các dự án công nghiệp đã đăng ký, chưa giao đất, chưa triển khai đầu
tư xây dựng
Vốn đầu tư trong nước 30
Vốn FDI 1
Tổng cộng 86
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Thái Nguyên)
Khu công nghiệp Sông Công I có vị trí vô cùng thuận lợi đề phát triển công nghiệp và thu hút các dự án đầu tư: nằm tại phường Bách Quang , TP Sông Công - nơi cửa ngõ giao thông của Thái Nguyên với các đường giao thông huyết mạch: QL 3 cũ, Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội Thái Nguyên qua ga Lưu Xá.
Tuy nhiên, khu công nghiệp Sông Công I được hình thành sớm nhất trong các KCN của tỉnh nhưng việc triển khai đầu tư xây dựng lại chậm. Tính đến nay 16 năm
Do vậy, các khu vực làng xóm dân cư trong quy hoạch đã biển đổi nhiều, ngày một đông đúc dẫn đến rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng (GPMB) và chi phí GPMB tăng cao so với dự kiến ban đầu; điển hình là phía Tây Bắc có khu dân cư xóm Làng Mới, phía Nam có xóm Dọc Dài. Khu công nghiệp I rất khó có thể mở rộng vì dân cư xung quanh rất đông đúc, khu công nghiệp dần trở thành nằm trong thành phố Sông Công.
Khu công nghiệp Sông Công I hiện nay chủ yếu được các doanh nghiệp về thép, luyện kim, vật liệu xây dựng đang thuê đất hoạt động sản xuất nhưng lại xa các vùng nguyên liệu chính cho các ngành này nên sức thu hút cơ bản cũng những có phần hạn chế; hơn nữa, khu công nghiệp Sông Công I không thu hút được các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sạch, tinh, công nghiệp nhẹ vì do đã có các nhà máy cán thép, luyện kim, vật liệu xây dựng đang hoạt động sẽ gây ô nhiễm đến sản phẩm này.
3.1.4.2. Khu công nghiệp Yên Bình I (400ha)
Khu công nghiệp Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 và số 886/TTg-KTN ngày 12 tháng 6 năm 2014, có vị trí nằm trên địa bàn hai huyện Phổ Yên và Phú Bình.
Khu công nghiệp Yên Bình do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Yên Bình làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã tiến hành ngay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và triển khai các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư đến nay đã gần hoàn thiện và đạt tỷ lệ lấp đầy 100% giai đoạn 1 (200 ha) với kinh phí đã chi trả trên 500 tỷ đồng; tổng kinh phí xây lắp ước đạt 550 tỷ đồng cho các hạng mục: thiết kế, san nền, xây dựng hệ thống đường gom, đường trục chính, hệ thống thoát nước mưa, nước thải,...Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 (200 ha) theo quy hoạch đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Yên Bình chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất thiết bị điện, điện tử; thiết bị thông tin liên lạc; cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, công nghiệp phần mềm, ...
Khu công nghiệp Yên Bình đã thu hút được 8 dự án công nghiệp trong đó có 6 dự án FDI có quy mô lớn, đặc biệt là tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên.
Bảng 3.3: Các dự án công nghiệp đầu tư tại KCN Yên Bình
TT Số lượng dự án công nghiệp
trong khu công nghiệp Yên Bình Vốn đăng ký Chủ đầu tư
I Dự án có vốn đầu tư trong nước ĐVT: Tỷ đồng
1 Xây dựng kho hàng không kéo dài tại Thái Nguyên 225 CT TNHH MTV ALS Thái Nguyên 2 Dự án đầu tư cung cấp dịch vụ logistics 80 Công ty cổ phần Tiếp vận Thế Kỷ 3 Dự án đầu tư sản xuất và chế biến gỗ Thế kỷ 10
II Vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) ĐVT: Triệu USD
1 Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên 3000 Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam 2 Cty TNHH Gyeongmin Engineering Việt Nam 28 Cty cổ phần Gyeongmin Engineering
3 Cty TNHH Samsung Electro- Mechanics Việt Nam 1230 Sam sung Electrotro Mechanics co.,LTD
4 Cty TNHH Seungwoo Vina 5,6 Cty TNHH Seungwoo
5 Cty TNHH Hansol Electronics Việt Nam 150 Hansol Technics
6 Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên 2000 Sam sung ASIA PTE.LTD
7 Dự án sản xuất khí Nito công suất 9000Nm3/giờ 5,3 Công ty cơ khí công nghiệp Messer Hải Phòng
Khu công nghiệp Yên Bình là khu công nghiệp hình thành muộn nhất trong 06 khu công nghiệp của tỉnh nhưng lại là một trong những khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Khu công nghiệp Yên Bình cùng với tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên đã thúc đẩy cho sự phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên lên một tầm cao mới, tạo đà cho công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp khác phát triển trong giai đoạn hiện nay.
3.1.4.3. Khu công nghiệp Điềm Thụy (350ha)
Khu công nghiệp Điềm Thụy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản 1854/TTg-KTN ngày 8/10/2009 của Thủ Tướng Chính phủ Về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nằm trên địa bàn 2 huyện là Phổ Yên và Phú Bình. Tổng diện tích theo quy hoạch được duyệt là 350ha. Trong đó, Khu A: phần diện tích 180ha do Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư; Khu B có diện tích 170ha do Công ty Cổ phần Đầu tư APEC Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
Khu công nghiệp Điềm Thụy có vị trí tại xã Điềm Thuỵ, xã Thượng Đình - huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên, cách thành phố Thái Nguyên về phía Nam 20km, cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc; được kết nối với đường quốc lộ số 3 nhờ tỉnh lộ 266, cách đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên 100m.
- Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha: Chủ đầu tư là Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên hiện đã bồi thường giải phóng mặt bằng được khoảng 150 ha đạt tỷ lệ 83%; đã cho thuê đạt trên 60% với tổng kinh phí đã chi trả 450 tỷ đồng, kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng trên 650 tỷ đồng với các hạng mục xây dựng đường trục chính KCN với tổng chiều dài 1,8km (tổng kinh phí xây lắp và chuẩn bị đầu tư đạt trên 30 tỷ đồng); san nền, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống đường nhánh gần 4 km.
- Khu công nghiệp phần diện tích 170 ha: Do Công ty Cổ phần Đầu tư APEC làm chủ đầu tư: hiện nay chủ đầu tư đã bồi thường giải phóng mặt bằng được 30 ha đạt 17,65% san nền được trên 15ha và cho thuê là 6 ha với tổng kinh phí đã chi trả BTGPMB và xây dựng hạ tầng gần 100 tỷ đồng.
Hiện nay, khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút được 57 doanh nghiệp, trong đó có đến 50 doanh nghiệp FDI. Các nhà máy công nghiệp đang nhanh chóng được triển khai xây dựng và đã có 25 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Bảng 3.4: Thống kê các dự án công nghiệp đầu tư tại KCN Điềm Thụy
TT Số lượng dự án công nghiệp Loại hình
Số lượng(dự
án)
1 Các dự án công nghiệp đã hoàn thành đi vào hoạt động
Vốn đầu tư trong nước 1
Vốn FDI 25
2 Các dự án công nghiệp đang triển khai xây dựng
Vốn đầu tư trong nước 6
Vốn FDI 25
3
Các dự án công nghiệp đã đăng ký, chưa giao đất, chưa triển khai đầu
tư xây dựng
Vốn đầu tư trong nước 0
Vốn FDI 0
Tổng cộng 57
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Thái Nguyên)
Khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút được các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho Tổ hợp công nghệ cao SamSung Thái Nguyên nhờ tuyến đường gom song song với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được đầu tư từ nút giao Yên Bình lên tỉnh lộ 266 nối khu công nghiệp Điềm Thụy với KCN Yên Bình.
Tuy nhiên, đối với phần diện tích 180ha do Công ty Cổ phần Đầu tư APEC làm chủ đầu tư còn chậm trong các khâu GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên khả năng thu hút đầu tư chậm, chưa đáp ứng và khai thác được các lợi thế đã có.
3.1.4.4. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (120ha)
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên có vị trí, địa điểm nằm ở phía nam Thị xã Phổ Yên cạnh quốc lộ số 3, giáp huyện Sóc Sơn Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 25 km.
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực như lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng.
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên được hình thành ban đầu có diện tích quy hoạch là 200 ha. Tại văn bản số số 886/TTg-KTN ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy mô diện tích của khu công nghiệp Nam Phổ Yên được điều chỉnh còn khoảng 115,41 ha và chia làm 3 khu:
- Khu A được lập ban đầu với diện tích 96,41 ha, sau giảm 80 ha theo văn bản 866/2014/TTg còn 16,41 ha. Hiện khu A chưa có chủ đầu tư hạ tầng,
đã có 01 nhà đầu tư thứ cấp (Tổ hợp nhà máy sản xuất rượu, thực phẩm AVINAA và nhà máy sản xuất bao bì nhựa-ống nhựa phục vụ công nghệ thực phẩm, nước sạch EURO Pipe) với quy mô dự án khoảng 9 ha, quy mô đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ đồng đang triển khai xây dựng với kinh phí đã đầu tư ước đạt trên 100 tỷ đồng.
- Khu B quy mô diện tích 55 ha, do Công ty TNHH Xuân Kiên - VINAXUKI Thái Nguyên làm chủ đầu tư hạ tầng 26,7 ha; Công ty Alovi 4 ha, công ty Prime Phổ Yên 19,3 ha; Công ty CP Xuân Sơn 5 ha. Về cơ bản các doanh nghiệp ở khu B đã đi vào hoạt động sản xuất, khu đất của Công ty TNHH Xuân Kiên - VINAXUKI Thái Nguyên mới giải phóng mặt bằng xong.
- Khu C quy mô diện tích 44,5 ha do Công ty TNHH đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Đài Loan) làm chủ đầu tư hạ tầng. Hiện nay Khu C đã đền bù GPMB được 44 ha đạt tỷ lệ 95% với kinh phí đã chi trả khoảng 53 tỷ; đã triển khai xây dựng hạ tầng cơ bản cho 22ha với các hạng mục: Tường rào bảo vệ; hệ thống thoát nước mưa, nước thải, xong toàn bộ lát vỉa hè đường trục chính và rải móng đường trục chính với tổng kinh phí ước tính 70 tỷ đồng. Đồng thời, đang triển khai xây dựng giai đoạn II như làm nền đường và hệ thống thoát nước mưa, nước thải,...
Bảng 3.5: Các dự án công nghiệp đầu tư tại KCN Nam Phổ Yên
TT Số lượng dự án công nghiệp
trong khu công nghiệp Yên Bình Vốn đăng ký Chủ đầu tư Hiện trạng ĐTXD dự án I Dự án có vốn đầu tư trong nước ĐVT: Tỷ đồng
1 Nhà máy Đúc gang và Thép hợp kim cao cấp 272 CT TNHH MTV Xuân Kiên VINAXUKI Thái Nguyên
Đã hoàn thành XD, đang hoạt
động
2
Tổ hợp nhà máy sản xuất rượu, thực phẩm AVINAA và nhà máy sản xuất bao bì nhựa - ống nhựa phục vụ
công nghệ thực phẩm, nước sạch EURO Pipe
414 Công ty TNHH Nhựa Âu Châu xanh
Đã hoàn thành XD, đang hoạt
động
II Vốn đầu tư nước ngoài
( FDI) ĐVT: Triệu USD
1 Nhà máy sản xuất Newland 3,6 Công ty cổ phần Newland
Đã hoàn thành XD, đang hoạt
động
2 Nhà máy Kiến Đạt 1,69 Công ty cổ phần hữu hạn
Good Point Chưa triển khai 3 Nhà máy Cty TNHH dinh dưỡng NN QT Thái
Nguyên 4,1
Công ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế
Đã hoàn thành XD, đang hoạt
động
4 Nhà máy Hồng Đạt 2,492 Công ty TNHH Cổ phần
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên có nhiều lợi thế về vị trí: cạnh quốc lộ số 3, cách cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 1km, khoảng các từ KCN đến nút giao Yên Bình khoảng 7km, giáp huyện Sóc Sơn Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 25 km. Sau khi điều chỉnh diện tích theo văn bản số số 886/TTg-KTN ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ diện tích KCN NamPhổ Yên còn 115,91 ha, Khu A còn khoảng 16,41 ha chưa có nhà đầu tư hạ tầng và có 1 dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất rượu, thực phẩm AVINAA và nhà máy sản xuất bao bì nhựa-ống nhựa phục vụ công nghệ thực phẩm, nước sạch EURO Pipe đang hoạt động sản xuất. Khu B và khu C đã giao cho các chủ đầu tư hạ tầng nhưng triển khai còn chậm (do nhiều lí do: thiếu vốn, khó khăn trong giải phóng mặt bằng…) nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
3.1.4.5. Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha)
Khu công nghiệp Sông Công II được thành lập với quy mô 250 ha, có vị rất thuận lợi nằm tại xã Tân Quang, thành phố Sông Công - nơi cửa ngõ giao thông của Thái Nguyên với tuyến đường Quốc lộ 3 cũ, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và ga đường sắt Lưu xá.
Khu công nghiệp Sông Công II nằm trên khu vực đất đai chủ yếu là đồi thấp, trồng cây lâu năm, cây nông nghiệp hiệu quả thấp lại có khả năng mở rộng diện tích