5. Kết cấu luận văn
4.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong hệ
hệ thống dịch vụ công
4.2.2.1. Căn cứ giải pháp
Qua phân tích đánh giá phản hồi của doanh nghiệp và thực trạng của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên có thể thấy cơ sở vật chất của Ban chưa đảm bảo yêu cầu của công việc.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chính là nơi thường xuyên, trực tiếp giao lưu, tiếp xúc và giải quyết công việc cho người dân. Hay nói cách khác, bộ phận “một cửa” chính là “bộ mặt” của một cơ quan hành chính công. Do đó, để tạo được thiện cảm với người dân và phục vụ người dân tốt hơn thì trước hết phải đầu tư cho bộ phận “một cửa” trở nên khang trang, hiện đại và đẹp đẽ trong mắt người dân. Thể hiện sự tôn trọng của cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp.
4.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp
- Tạo sự thuận tiện cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ - Nâng cao chất lượng phục vụ của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đối với doanh nghiệp.
- Tạo thiện cảm và niềm tin của doanh nghiệp đối với Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên.
- Ứng dụng công nghệ thông tin giúp Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức..
4.2.2.3. Nội dung của giải pháp
- Nơi làm việc của cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại được bố trí các phương tiện và trang thiết bị làm việc theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị. Nâng cấp và bổ sung các phương tiện làm việc của cán bộ, công chức tham gia trong quy trình giải quyết TTHC. Đầu tư hệ thống trang thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc với các trang thiết bị tối thiểu như: Máy vi tính, máy photo; máy xếp hàng tự động; bảng điện tử tra cứu, hướng dẫn thủ tục hồ sơ; hệ thống quét mã vạch kiểm tra kết quả giải quyết hồ sơ; hệ thống máy tính nối mạng sử dụng các phần mềm tác nghiệp được chuẩn hoá bằng các quy trình ISO… để tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng hướng hiện đại.
- Phòng làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại cần trang bị đầy đủ các nhu cầu cơ bản cho tổ chức và công dân khi liên hệ giải quyết các TTHC như: ghề ngồi, nước uống, báo chí, quạt mát, thiết bị hỗ trợ tra cứu thông tin…
- Có thể bố trí các camera quan sát để các cơ quan, đơn vị có thể giám sát được quá trình làm việc của công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại.
Bảng 4.1: Trang thiết bị điện tử, tin học tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại
STT Tên thiết bị Mục đích sử dụng ĐVT Số lượng tổi
thiểu
01 Hệ thống máy quét mã vạch
Sinh ra mã vạch cho mỗi hồ sơ TTHC mới tiếp nhận; tích hợp với phần mềm một cửa để in mã vạch vào phiếu biên nhận hồ sơ; sử dụng mã vạch để tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ
Bộ 01
02 Hệ thống máy tính, hoặc màn hình cảm ứng Để phục vụ tổ chức, công dân tự tra cứu các thông tin hướng dẫn về trình tự, hồ
sơ TTHC Bộ 01
03 Hệ thống máy chủ kiểm soát quá trình thực hiện TTHC của cơ quan, đơn vị
Để phục vụ công tác quản trị hệ thống phần mềm giải quyết TTHC theo cơ chế
một cửa, một của liên thông. Bộ 01
04 Bộ máy tính để bàn, màn hình LCD… Để phục vụ công chức làm việc tại Bộ phận TN &TKQ Bộ 02 05
Hạ tầng mạng LAN (cáp, connector, hộp đấu nối, tủ mạng, dây mạng, IP tĩnh Internet …)
Để kết nối mạng trong Bộ phận TN & TKQ và giữa Bộ phận TN & TKQ và các
phòng ban chuyên môn và kết nối với CSDL của tỉnh Hệ thống 01
06 Hệ thống camera giám sát (4 máy quay kèm màn hình hiển thị chuyên dụng)
Để theo dõi toàn bộ hoạt động diễn ra hàng ngày tại Bộ phận TN & TKQ. Giúp hạn chế các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của công chức tiếp nhận và trả kết quả đối với tổ chức và công dân. Các hình ảnh sẽ được lưu lại và truyền qua hệ thống mạng LAN, có thể xem trên máy vi tính.
Hệ thống 01
07 Hệ thống màn hình hiển thị kết quả giải quyết TTHC
Hệ thống hiển thị kết quả giải quyết TTHC lên màn hình tivi 42’’ để Công dân
và các tổ chức tiện theo dõi Bộ 01
08 Hệ thống xếp hàng tự động
Hệ thống xếp hàng tự động (Queue Management System - QMS) phục vụ việc cấp số giao dịch cho công dân và thông báo trên loa thứ tự giao dịch cho các số đã cấp dựa trên nguyên tắc “đến trước được phục vụ trước, tự động hướng dẫn khách hàng đến đúng quầy giao dịch”
Bộ 01
09 Bảng led Bảng led hiển thị thông tin cho Bộ phận TN & TKQ Chiếc 01
10 Máy in Máy in phục vụ in giấy biên nhận và các tài liệu cần thiết khác tại Bộ phận TN
&TKQ Chiếc 02
11 Máy quét tự động A4 Để quét các hồ sơ cần thiết Chiếc 01
Bảng4.2: Trang thiết bị điện tử, tin học tại các bộ phận liên quan STT Tên thiết bị Mục đích sử dụng 001 Bộ máy tính để bàn, màn hình LCD
Để phục vụ lãnh đạo quản lý và bộ phận chuyên môn tham gia trong quá trình giải quyết TTHC
002
Thiết kế, xây dựng “Phần mềm
một cửa điện tử”
Hỗ trợ người dùng xử lý công việc bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm quản lý trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông”
003
Phần mềm tích hợp tin nhắn
SMS
Phần mềm hỗ trợ tổ chức, công dân gửi và nhận thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ TTHC (người nhận thông tin phải trả phí đăng ký sử dụng hình thức gửi, nhận tin
nhắn SMS)
404
Phần mềm đánh giá sự hài lòng
của người dân
Giúp công dân, tổ chức thao tác, đánh giá thái độ phục vụ của công chức tiếp nhận, trả kết quả, kết quả giải quyết
THHC, làm cơ sở để đánh giá chất lượng phục vụ và năng lực của công chức.
Bảng 4.3: Kinh phí dự tính đầu tư cho việc triển khai Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại tại Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên
STT Hạng mục Kinh phí (VNĐ)
1 Xây dựng hệ thống phần mềm một cửa điện tử 300.000.000 2 Kinh phí mua sắm nội thất theo Danh mục trang thiết bị
tại Bộ phận TN & TKQ 200.000.000
3 Kinh phí mua sắm thiết bị điện tử, tin học 200.000.000 4 Kinh phí triển khai, tập huấn phần mềm: 50.000.000 5 Chí phí khác (tư vấn, lắp đặt, lập và quản lý dự án...) 50.000.000
Tổng cộng 800.000.000
trọng trong việc bảo đảm kết nối liên tục, thông suốt trong nội bộ bộ máy hành chính và tổ chức, cá nhân cho quá trình truy cập, khai thác, trao đổi thông tin dữ liệu giải quyết công việc không bị ách tắc, quá tải, đảm bảo tốt các yêu cầu dịch vụ
Phát triển hệ thống bảng chấm điểm sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ công ngay tại bàn làm việc của công chức. Nhờ đó, người quản lý có thể theo dõi, giảm sát, đánh giá đúng chất lượng của cán bộ công chức thực thi công vụ.
Đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, Lãnh đạo Ban cần đầu tư kinh phí cho cán bộ chuyên trách được đạo tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại vận hành thông suốt hệ thống thiết bị cũng như phần mềm giải quyết TTHC theo mô hình Một cửa hiện đại.
- Cần tham mưu cho lãnh đạo Ban xây dựng đề án: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính” giai đoạn 2017-2020. Lộ trình thực hiện được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 2017-2018: Nâng cấp trang thông tin điện tử của Ban lên Cổng thông tin điện tử; xây dựng các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3; phần mềm báo cáo tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn.Giai đoạn 2019-2020 hoàn thiện và thống nhất áp dụng các phần mềm ứng dụng như hệ thống một cửa điện tử, phần mềm quản lý công văn, công việc, cổng thông tin điện tử ... trong quản lý điều hành của Ban Quản lý. Xây dựng cổng thông tin điện tử đáp ứng được cơ chế kết nối và thể hiện thông tin từ các hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp và cơ sở dữ liệu dùng chung. Từng bước tạo lập kênh thông tin với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách. Sẽ xây dựng trang thông tin các dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử tỉnh. Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính. Xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, hệ thống một cửa điện tử, đồng thời có một đội ngũ nhân sự có trình độ về tin học, CNTT để đáp ứng tốt
các yêu cầu về quản lý điều hành, chia sẻ thông tin, từng bước kết nối với các hệ thống mạng của tỉnh nhà cũng như toàn quốc.
- Đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng CNTT đã đầu tư, thường xuyên rà soát, đầu tư, nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT; phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp nhận các hệ thống phần mềm đã triển khai và phát triển cho tương lai hỗ trợ cho người dùng trong quá trình vận hành. Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc khai thác thông tin từ các sản phẩm CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.