5. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử
Trong bối cảnh đất nước đã và đang hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp là phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, những kinh nghiệm về quản lý đã được quốc tế công nhận để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tăng cường khả năng cạnh tranh là tất yếu khách quan.
Trong những năm qua, số lượng hàng hóa XNK, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh ra vào nước ta, số lượng thương nhân tham gia hoạt động XNK và số lượng tờ khai XNK đều tăng theo hàng năm. Theo dự báo trong những năm tiếp theo các chỉ tiêu về XNK sẽ tiếp tục tăng. Để đáp yêu cầu quản lý lượng hàng hóa XNK lớn, trong môi trường kinh tế hội nhập, Hải quan Việt Nam đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa XNK của doanh nghiệp. Đòi hỏi ngành phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế của Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn ngừa buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, chống rửa tiền, sở hữu trí tuệ, đảm bảo nguồn thu ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường.
Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải vừa đảm quản lý vừa phải đảm bảo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ... Cụ thể, thủ tục hải quan phải đơn giản, công khai, minh bạch; thông quan nhanh, giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai.
Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là chuẩn bị tham gia CPTPP, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia ký kết như APEC, ASEAN...Những công việc mà ngành hải quan phải thực hiện là đơn giản hóa thủ tục hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã số hàng hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định TRIPS), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Mặt khác tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cơ quan hải quan.
Nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử là tìm kiếm phương thức làm hài lòng khách hàng bên ngoài bằng chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, cũng như làm hài lòng cả nhân viên trong tổ chức bằng cách hoàn thiện không ngừng quá trình làm việc thông qua tổ chức bằng cách hoàn thiện không ngừng quá trình làm việc thông qua cách tổ chức công việc và phương pháp kiểm soát chất lượng công việc, hướng tới môi trường làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, có cơ chế mềm dẻo hơn trong việc phát huy năng lực nội sinh của các thành viên trong tổ chức. Khách hàng của hải quan chính là doanh nghiệp vì vậy hải quan cần phải tìm hiểu xem các doanh nghiệp muốn
gì? Một thực tế hiện nay là doanh nghiệp cần dịch vụ hải quan điện tử tiết kiệm thời gian, đơn giản, hài hòa, minh bạch và tốn ít chi phí nhằm tăng tính cạnh tranh thương mại về sản phẩm và dịch vụ. Điều đó đòi hỏi ngành hải quan phải nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử, xây dựng được một môi trường làm việc mềm dẻo, theo nhóm tổ chức và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, tránh cơ chế nhũng nhiễu, sự trì trệ trong hoạt động, thiếu hụt nhân sự có năng lực, trình độ chuyên môn sâu.
1.3. Cơ sở thực tiễn về chất lượng dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK