5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệ mở một số Cục hải quan
1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử của cục Hải quan Vĩnh Phúc
Những năm trước đây, việc làm thủ tục xuất, nhập khẩu qua Cục Hải quan Vĩnh Phúc còn là nỗi lo lắng với nhiều doanh nghiệp bởi mất thời gian đi lại, thủ tục rườm rà. Đến nay, với việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và sử dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử, thủ tục hải quan ở Hải quan Vĩnh Phúc đã được thông thoáng, hàng hoá thông quan nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Để nâng cao chất lượng hải quan điện tử, Cục Hải quan Vĩnh Phúc đã triển khai toàn bộ các hệ thống thông tin nghiệp vụ, gồm các hệ thống: Thông quan điện tử tập trung VNACCS/VCIS; thông tin quản lý rủi ro RM; thông tin vi phạm QLVP14; thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế GTT02; thông tin kế toán thuế xuất nhập khẩu tập trung KTT; thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức thuế MHS; thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan CI02. Việc thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan và rút ngắn thời gian thông quan. Theo tính toán kỹ thuật, thời gian xử lý thông quan trung bình đối với hàng luồng xanh của hệ thống sẽ không quá 3 giây. Nhiều việc trước đây được thực hiện trong thông
quan như: Tham vấn giá nhưng khi thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS, các nội dung này được chuyển sang khâu kiểm tra sau thông quan, qua đó, tiết kiệm thời gian và chi phí thông quan cho doanh nghiệp, đồng thời giúp thực hiện thủ tục hải quan chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế. Doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục hải quan chuẩn mực hơn, minh bạch hơn. Điều này rất quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ khai tự động rất nhiều chỉ tiêu. Đây là một lợi ích rất to lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Trong khi đó, với thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải tự tra cứu mức thuế suất tại biểu thuế xuất nhập khẩu và nhập dữ liệu này vào hệ thống, sau đó, thủ tục hải quan điện tử mới tính toán ra số tiền thuế của lô hàng. Khi thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS, doanh nghiệp hạn chế được sai sót trong quá trình nhập dữ liệu nên không phải khai đi, khai lại nhiều lần (do sai sót). Đồng thời, cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan sẽ giảm được việc phụ thuộc vào văn bản, giấy tờ như hiện nay bởi các hệ thống văn bản đã được mã hóa, cập nhật vào hệ thống. Hệ thống VNACCS/VCIS giúp tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của doanh nghiệp tự động: Khai báo và chấp nhận vận chuyển bảo thuế, khai bổ sung, đăng ký danh mục miễn thuế đảm bảo thực hiện nhanh chóng và minh bạch các yêu cầu của doanh nghiệp. Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép thực hiện thủ tục hải quan 24 giờ trong tất cả các ngày trong tuần; đơn giản hóa yêu cầu nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan trên cơ sở cho phép áp dụng chứng từ điện tử, chữ ký số; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan của hệ thống thủ tục hải quan điện tử nhanh (chỉ từ 1 - 3 giây); trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, gần 60% bộ hồ sơ hải quan được thông quan ngay và doanh nghiệp có thể lấy hàng tại các cảng; giảm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội do không phải thực hiện hồ sơ giấy.
Cục Hải quan Vĩnh Phúc đã ký kết văn bản phối hợp thu ngân sách bằng phương thức điện tử với 4 ngân hàng thương mại bao gồm: Ngân hàng Đầu tư
hàng Công thương (VIETINBANK), Ngân hàng NN&PTNT (AGRIBANK). Việc triển khai thành công cổng thanh toán điện tử đã hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ trong hoàn tất thủ tục nộp thuế, giảm thiểu vướng mắc liên quan đến ân hạn thuế và thanh toán thuế; tăng cường năng lực của cơ quan hải quan trong công tác quản lý, đôn đốc thu thuế. Do việc phối hợp thu với các ngân hàng thương mại bằng phương thức điện tử việc các loại thuế, phí thực hiện hoàn toàn qua mạng, việc đóng thuế và thu thuế rất nhanh chóng và tin cậy.
Để có thể quản lý được khối lượng khổng lồ văn bản đi và đến, Hải quan Vĩnh Phúc đã sớm triển khai hệ thống Net Office cho phép quản lý công văn đi, đến. Việc triển khai hệ thống Net Office cho phép cơ quan Hải quan tiếp nhận văn bản ở dạng giấy hoặc điện tử, chuyển hóa văn bản giấy ra dạng điện tử, từ đó, giúp các cấp lãnh đạo phân luồng, phân công cán bộ xử lý văn bản, phát hành văn bản trả lời. Cơ sở dữ liệu văn bản dạng điện tử thống nhất giúp cán bộ Hải quan có thể tiếp cận được nhiều thông tin, văn bản hướng dẫn.
Trong thời gian tới, Hải quan Vĩnh Phúc sẽ rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính, tiếp tục rút ngắn thời gian thông quan đối với các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Hải quan điện tử, giúp CBCC, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần phục vụ đối với doanh nghiệp theo hướng văn minh, lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật và trung thực…Việc làm này sẽ làm giảm phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính của đơn vị. Việc thực hiện tốt thủ tục Hải quan điện tử giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đây là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp có quan hệ hợp tác làm ăn với nước ngoài và mở rộng thị trường quốc tế.
1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử của Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I
0 giờ ngày 1- 4 năm 2014, Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 chính thức vận hành hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS). Đây là
một trong 2 đơn vị đầu tiên của Hải Phòng và cả nước vận hành hệ thống này sau một thời gian chạy thử nghiệm.
Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, đơn vị đầu tiên chính thức triển khai VNACCS/VCIS đã có sự chuẩn bị chu đáo. Tất cả nội dung đào tạo, tập huấn cho CBCC và doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên. Đơn vị dành một phòng làm việc bố trí máy móc thiết bị phục vụ việc hướng dẫn và khai báo thử nghiệm. Nhiều trường hợp Đội trưởng đội nghiệp vụ trực tiếp thực hiện khai báo thử nghiệm trên hệ thống để doanh nghiệp làm theo. Tất cả đều hướng tới mục tiêu áp dụng chính thức VNACCS/VCIS nhưng vẫn bảo đảm vận hành hệ thống một cách thông suốt, không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan. Vì vậy, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như trên hệ thống được nắm bắt và có biện pháp giải quyết kịp thời.
Công tác quản lý nhà nước về hải quan sẽ càng nặng nề hơn, đặt ra nhiều thách thức hơn bởi không chỉ là thông quan, mà sau đó là các nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế thông qua khai báo hải quan. Do đó, công tác kiểm tra cần tăng cường hơn nữa. Dù là một trong hai đơn vị đầu tiên trong ngành thực hiện thủ tục hải quan điện tử với bề dày kinh nghiệm gần 10 năm, đội ngũ CBCC được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu… nhưng để đáp ứng yêu cầu thực hiện một hệ thống thông quan tự động hiện đại như VNACCS/VCIS rất cần tập trung cho công tác đào tạo. Cho dù đã thực hiện đào tạo liên tục trong suốt thời gian qua nhưng công việc này đang là một trong những trọng tâm trong thời gian tới.
Mặt khác, về phía doanh nghiệp cũng phải có thời gian làm quen, thời gian đầu không tránh khỏi có những lúng túng, buộc ngành hải quan phải có sự trợ giúp nhất định. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp lớn, việc đầu tư máy
móc thiết bị, phần mềm, bố trí nhân lực để tham gia VNACCS/VCIS không mấy khó khăn, nhưng với những doanh nghiệp nhỏ, lượng hàng xuất nhập khẩu không nhiều, thường không đầu tư trường hợp này buộc phải thực hiện qua các đại lý. Và cũng không loại trừ các trường hợp mặc dù hệ thống chính thức vận hành vẫn phải xử lý thủ công. Ngoài ra, còn có những khó khăn bất khả kháng như đường truyền bị sự cố, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cũng phát sinh nhiều việc phải xử lý.