5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại các
Chi cục của Cục Hải Quan Quảng Ninh
Dịch vụ hải quan điện tử ở cơ quan hải quan về bản chất là dịch vụ làm các thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Phần II Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ ngày 10/7/2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm 5 bước cơ bản. Thủ tục hải quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo kết quả phân luồng có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định của Quy trình, cụ thể:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai
- Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của
người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý. Riêng một số vướng mắc như: không đăng ký được tờ khai do hệ thống xác định chưa đúng trạng thái hoạt động của doanh nghiệp; không đăng ký được tờ khai do số tiền thuế bảo lãnh trên bảo lãnh riêng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp trên tờ khai và người khai hải quan vẫn có nhu cầu đăng ký tờ khai thì Tổng cục hải quan sẽ hướng dẫn xử lý.
- Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) và phân luồng tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai chính thức của người khai hải quan theo một trong các hình thức được quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định việc kiểm tra và thông quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức: a. Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan và cho phép thông quan hoặc b. Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan) và khoản 3 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện như sau:
Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan. Trường hợp mã phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, chuyển sang Bước 4 (Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí); đối với các mã phân loại kiểm tra 2 - luồng vàng và 3 - luồng đỏ, chuyển sang Bước 2 (Kiểm tra hồ sơ hải quan) để thực hiện tiếp.
- Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật và lô hàng chưa qua khu vực giám sát hải quan thì áp dụng nghiệp vụ “Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của cơ quan có thẩm quyền nhưng Hệ thống không cảnh báo kiểm tra thực tế hàng hóa và phân loại kiểm tra là 1 - luồng xanh, Chi cục nơi đăng ký tờ khai chuyển ngay thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý rủi ro, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố trong ngay đăng ký tờ khai hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định Điều 16 Thông tư 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015.
- Trách nhiệm của Cục trưởng: Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ, chỉ đạo nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, tạm dừng hoặc hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông quan (CEA/CEE), tạm dừng hoặc bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát.
- Trách nhiệm của Công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ
+ Nội dung kiểm tra: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC như: Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế; Kiểm tra, xác định xuất xứ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước; Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành.
+ Xử lý kết quả kiểm tra: Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống VCIS.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Trách nhiệm của Cục trưởng: Xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ đề xuất để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công chức kiểm tra thực tế hàng hóa trên VCIS; quyết định hình thức, mức độ kiểm tra; chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoặc hủy bỏ hoàn thành việc kiểm tra; quyết định thay đổi phân luồng của Hệ thống.
- Trách nhiệm của Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa: Thông báo cho người khai hải quan về hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa và việc chuyển luồng (nếu có); thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống VCIS và ghi nhận tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra; thực hiện lấy mẫu (nếu có) Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC; Xử lý kết quả kiểm tra.
Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí
- Thu thuế:
a) Hệ thống VNACCS tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.
b) Trường hợp Hệ thống VNACCS không tự động xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của tờ khai hải quan:
b.1) Trường hợp người khai hải quan nộp tiền mặt, cơ quan hải quan viết biên lai thu tiền thì cập nhật ngay biên lai vào Hệ thống Kế toán tập trung để Hệ thống tự động chuyển thông tin sang Hệ thống VNACCS để thông quan lô hàng;
b.2) Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng đã ký thỏa thuận phối hợp thu hoặc KBNN nhưng trên Hệ thống Kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan mà người khai hải quan xuất trình được chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện như sau:
+ Công chức xử lý về thủ tục hải quan kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN có xác nhận của Ngân hàng/KBNN do người khai hải quan cung cấp, đối chiếu với Hệ thống thông tin chuyển tiền từ ngân hàng/KBNN, Cập nhật thông tin Giấy nộp tiền vào Hệ thống Kế toán tập trung, Lưu chứng từ nộp tiền.
+ Công chức xử lý về thuế: hàng ngày kiểm tra thông tin các chứng từ nộp tiền do công chức xử lý về thủ tục hải quan cập nhật vào Hệ thống Kế toán tập trung.
b.3) Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế tại ngân hàng chưa phối hợp thu nhưng trên Hệ thống kế toán tập trung chưa có thông tin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của tờ khai chờ thông quan, người khai xuất trình giấy nộp tiền có xác nhận của ngân hàng chuyển tiền và văn bản cam kết không hủy ngang Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
b.4) Trường hợp Hệ thống Kế toán tập trung không kết nối với Hệ thống VNACCS
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giao cho một hoặc một nhóm công chức thực hiện nghiệp vụ RCC trên Hệ thống VNACCS để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và mở sổ theo dõi số lượng tờ khai đã thực hiện.
Sau khi KBNN có bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN chuyển sang, công chức được giao nhiệm vụ thuộc bộ phận quản lý thuế thực hiện cập nhật, hạch toán theo quy định.
-Thu lệ phí hải quan
Các Chi cục Hải quan tổ chức theo dõi và thu lệ phí hải quan theo đúng các đối tượng phải thu lệ phí hải quan, số lần thu và mức thu quy định tại Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính và Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
-Thu phí thu hộ
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phân công công chức thực hiện việc rà soát và xuất thông báo lệ phí thu hộ các Hiệp hội thủ công trên Hệ thống Kế toán tập trung thông qua chức năng “2. Nhập liệu\N. Quản lý lệ phí nộp sau\1. Nhập thông báo lệ phí” cho các tờ khai có phát sinh lệ phí thu hộ hàng tháng.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và người khai hải quan rà soát số phải thu và số đã thu trước ngày 10 tháng sau.
Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.
Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định..
3.2.2. Kết quả điều tra doanh nghiệp vềchất lượng dịch vụ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
Kết quả điều tra cán bộ quản lý doanh nghiệp cho thấy: giới tính Nam là 123 người và có giới tính Nữ là 78 người; nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi là 43 người; nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi chiếm 82 người và trên 45 tuổi chiếm 76 người. Về doanh nghiệp được khảo sát, kết quả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.5. Tổng hợp những chỉ tiêu qua mẫu điều tra thu thập
STT Phân loại doanh nghiệp Số mẫu Tỷ lệ
(%)
I Theo phương thức làm thủ tục hải quan 201 100
1 Doanh nghiệp tự làm thủ tục hải quan 123 61.2 2 Doanh nghiệp ủy thác qua đại lý hải quan 40 19.9 3 Doanh nghiệp ủy thác cho tổ chức, cá nhân khi làm
thủ tục hải quan 38 18.9
II Theo lĩnh vực hoạt động 201 100
1 Doanh nghiệp chế xuất 12 6.0
2 Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu 40 19.9
3 Doanh nghiệp gia công 51 25.4
4 Doanh nghiệp khác 98 48.8
III Sô năm tham gia làm thủ tục hải quan 201 100
1 Doanh nghiệp dưới 1 năm 32 15.9
2 Doanh nghiệp từ 1 năm đến 5 năm 91 45.3
3 Doanh nghiệp từ 5 năm trở lên 78 38.8
IV Theo loại hình doanh nghiệp 201 100
1 Doanh nghiệp trong nước 139 69.2
2 Doanh nghiệp nước ngoài 62 30.8
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Có thể thấy, cơ cấu loại hình doanh nghiệp như trên là tương đối phù hợp với số lượng các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Quảng Ninh.
3.2.2.1. Tính tin cậy
Tính tin cậy của dịch vụ hải quan điện tử được đánh giá qua các tiêu chí thực hiện dịch vụ như: Sự nhất quán trong vận hành và cung ứng dịch vụ; thực hiện đúng chức năng ngay từ đầu; thực hiện đúng những gì đã hứa; chính xác, trung thực.
Bảng 3.6. Bảng thu thập tính tin cậy về chất lượng dịch vụ hải quan điện tử Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
Tiêu chí Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn TC1 201 1 5 3.63 .957 TC2 201 1 5 3.23 .957 TC3 201 1 5 3.07 .898 TC4 201 1 5 3.29 1.049 TC5 201 1 5 3.64 .945
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Kết quả điều tra nhận thấy rằng doanh nghiệp phần nào thỏa mãn đối với tính tin cậy của chất lượng dịch vụ, điểm trung bình qua khảo sát đạt từ 3.07 điểm đến 3.64 điểm trong đó:
- Doanh nghiệp đánh giá cao việc thực hiện đúng cam kết với doanh nghiệp điểm trung bình đạt 3.63 điểm
- Tiết kiệm thời gian làm thủ tục hải quan (điểm trung bình đạt 3.64điểm). Điều này chứng tỏ đã có sự nỗ lực rất lớn của cơ quan Hải quan trong việc tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Cũng có ba yếu tố mà doanh nghiệp đánh giá không cao, chất lượng đường truyền ổn định theo thời gian (điểm trung bình đạt 3.07 điểm); Tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống hải quan điện tử (điểm trung bình đạt 3.23 điểm) thời gian phục vụ doanh nghiệp (điểm trung bình đạt 3.29 điểm). Doanh nghiệp đánh giá khá thấp yếu tố trên, nhưng nó lại có tầm quan trọng đáng kể. Thực tế cho thấy cơ quan Hải quan chưa thường xuyên cải tạo và nâng cao chất lượng đường truyền. Những giờ cao điểm, khi có nhiều doanh nghiệp truyền tờ khai đến thì xảy ra hiện tựợng nghẽn mạng. Do vậy, có thể đánh giá dịch vụ hải quan điện tử là một loại hình dịch vụ mới được áp dụng tại Cục hải quan tỉnh vì vậy hệ thống hải quan điện tử chưa được ổn định,vẫn gặp những lỗi về kỹ thuật chưa khắc phục được.
3.2.2.2. Sự đáp ứng
Mức độ đáp ứng dịch vụ hải quan điện tử được đánh giá qua tiêu chí: thể hiện ở thái độ sẵn sàng phục vụ và đảm bảo dịch vụ được phục vụ nhanh
chóng. Sự đáp ứng của chất lượng dịch vụ hải quan điện tử của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninhqua mẫu điều tra thu thập như bảng sau:
Bảng 3.7. Bảng thu thập sự đáp ứng về chất lượng dịch vụ hải quan điện tửCục Hải quan tỉnhQuảng Ninh
Tiêu chí Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn ĐU1 201 1 5 3.24 1.245 ĐU2 201 1 5 3.13 1.294 ĐU3 201 1 5 3.21 1.190 ĐU4 201 1 5 3.38 1.149
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả điều tra cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá cao sự đáp ứng của dịch vụ hải quan điện tử (điểm trung bình đạt 3.13 điểm đến 3.38 điểm), điều này chứng tỏ rằng yếu tố thời gian trong thực hiện công việc thật sự chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát phần nào phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Chưa khắc phục sự cố nhanh chóng khi có thông tin từ phía doanh nghiệp(điểm trung bình 3.13).
Hiện nay, CBCC chưa chủ động trong thực thi công vụ, chưa có sự phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ, các bộ phận. Nguyên nhân của hiện trạng trên là