Lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh hiện có 12.900 người, gián tiếp khoảng 28.500 người. Hiện nay, lao động chưa được đào tạo chiếm tới 44% trong tổng số lao động; trong khi đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ mức khiêm tốn khoảng 5% (xem bảng 2.8). Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường khách quốc tế (Sở VHTT-DL, 2015).
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Bình Thuận chia theo trình độ năm 2015
ĐVT: Người Diễn giải Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung học Sơ cấp Trình độ khác Số người 41.400 2070 1316 2534 4280 31194 Tỷ lệ (%) 100% 5% 3,18% 6,12% 10,34% 75,35%. Nguồn : Sở VHTT-DL Bình Thuận, 2015 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết để khái quát nội dung nghiên cứu và giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách như: mô hình nghiên cứu của John A. Howard và Jagdish N. Sheth về sự lựa chọn của khách hàng khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ…Mô hình nghiên cứu của tác giả Phan Văn Huy, Tác giả Mai Khanh. Dựa trên các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trên liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định của 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách. Để chứng minh mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất. Chương 3 sẽ tiến hành xây dựng, đánh giá thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu nhằm khẳng định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của Khách du lịch trong nước.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, việc phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thu được. Cụ thể gồm các mục sau: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Xây dựng thang đo, (3) Đánh giá sơ bộ thang đo, (4) Thực hiện nghiên cứu định lượng.