0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Cơ sở vật chấ t kỹ thuật hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BÌNH THUẬN CỦA DU KHÁCH TRONG NƯỚC (Trang 40 -42 )

Bình Thuận là một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, theo chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Bình Thuận trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực, đến năm 2030, Bình Thuận thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới

(1) Giao thông vận tải

Có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Có thể kể đến như: Quốc lộ 1A trãi dài trên địa bàn toàn tỉnh chiều dài 180 km, được xem là “ Trục xương sống” của giao thông đường bộ tỉnh nhà; ngoài ra còn có 03 tuyến Quốc lộ 28 nối liền với Thành phố Đà Lạt- Lâm Đồng, Quốc lộ 28B và Quốc lộ 55, tạo ra trục giao thông đối ngoại, kết nối với các tỉnh lân cận. Đặc biệt dự án đường cao tốc Dầu giây- Phan Thiết- Nha Trang đang triển khai; hệ thống cảng biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như: Cảng Phan Thiết có thể tiếp nhận tàu trọng tải 1000 tấn, Cảng tổng hợp Vĩnh Tân tiếp nhân tàu 30.000 tấn; Sân bay lưỡng dụng Phan Thiết…sẽ tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, nhất là ngành du lịch.

(2) Hệ thống điện, nước

Điện: Với 04 Nhà máy thủy điện, 01 nhà máy phong điện và 01 trạm diesel (đảo Phú Qúy), 01 nhà máy nhiệt điện, đủ cung cấp điện cho tỉnh và đóng góp đáng kể vào sản lượng điện quốc gia

Nước: toàn tỉnh hiện có 283 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; trong đó có 21 hồ chứa dung tích khoảng 213,5 triệu m3, đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho tỉnh, đặc biệt là nước tại các khu du lịch tỉnh nhà.

(3) Hệ thống thông tin liên lạc

Đến nay tỉnh đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hoàn chỉnh với côngnghệ hiện đại, đảm bảo thông tin thông suốt đến tất cả các vùng miền từ vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp hoạt động bưu chính, 07 doanh nghiệp hoạt động viễn thông, đạt mật độ 141,5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng internet đạt 37,5%.

(4) Tiềm năng và cơ sở hạ tầng du lịch

Một số danh lam thắng cảnh:

Bình Thuận có thế đất ba vùng biển, đồng bằng, núi, nhiều di sản kiến trúc, văn hóa, nhiều lễ hội của người Việt, người Chăm. Mảnh đất ven biển hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch biển - đảo; du lịch xanh, du lịch văn hóa - thể thao. Di sản

lịch sử - văn hóa ở Bình Thuận cũng phong phú và độc đáo (xem phụ lục 10)

Bình Thuận là vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đặc sắc, một số cảnh quan tiêu biểu đã khai thác (xem phụ lục 11).

Bình Thuận là vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng đặc sắc có nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc (xem phụ lục 12). Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Bình Thuận cũng mở nhiều lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán, 30/4; 1/5; Quốc khánh 2/9, các đại hội, hội diễn thể thao, văn hóa lắm vẻ, tạo các không gian mới cho sống dậy tưng bừng đủ các hoạt động, các sắc mầu văn hóa của người Việt, người Chăm cùng các hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, tất cả đều có sức mời gọi du khách bốn phương đến thưởng ngoạn và nhập cuộc...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BÌNH THUẬN CỦA DU KHÁCH TRONG NƯỚC (Trang 40 -42 )

×