MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch bình thuận của du khách trong nước (Trang 93)

5.2.1Yếu tố Nguồn nhân lực

Yếu tố thứ 1 ảnh hưởng đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước, chính là nhóm yếu tố nguồn nhân lực du lịch, bao gồm 5 biến quan sát (NNL1 đến NNL5). Trong quá trình nghiên cứu loại 01 biến NNL3 còn lại 04 biến quan sát. Theo bảng 4.18, thấp nhất là biến quan sát NNL5: Nhân viên khách sạn, nhà hàng thân thiện, chu đáo. Kết quả về mức độ lựa chọn điểm đến của KDL trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình (3.3821) và đứng vị trí số 2 trong bảng đánh giá. Khách du lịch đánh giá chưa cao về nguồn nhân lực của du lịch Bình Thuận. Thực tế cho thấy tuy là tỉnh có tiềm năng du lịch nhưng nguồn nhân lực du lịch của Bình Thuận chưa đáp ứng yêu cầu của khách, nhất là sự hiểu biết về phong tục tập quán vùng miền, khả năng ứng xử... hơn nữa, nguồn nhân lực phân bố không đều, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia có kiến thức đầy đủ về phát triển du lịch, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu kiến thức về thực hành,

thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ, nhất là ngoại ngữ. Vì vậy để nguồn nhân lực của du lịch Bình Thuận đáp ứng được yêu cầu của KDL thì công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch phải được chú trọng.

Tỉnh cần phải có chương trình, kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Tập trung đào tạo hướng dẫn viên du lịch kỹ năng giao tiếp, sự am hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn, tour du lịch. Lực lượng nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng phải thân thiện, hiếu khách, cần cù, chăm chỉ tận tình trong công việc. Đối với lao động quản lý, nhà thiết kế chương trình du lịch, nhân viên quảng cáo phải có chuyên sâu, kiến thức rộng và thời gian kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ về ngoại ngữ. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho nhân viên. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có cơ chế lương, thưởng tốt để khuyến khích tinh thần phục vụ cho nhân viên của mình.

5.2.2Yếu tố giá cả dịch vụ hợp lý

Yếu tố giá cả dịch vụ hợp lý tác động mạnh thứ 2 đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Bao gồm 5 biến quan sát GCHL1 đến GCHL5. Theo bảng 4.19 thấp nhất là biến GCHL3: Giá cả mua sắm hợp lý (2.9601). Kết quả về mức độ lựa chọn điểm đến của KDL trong nước về nhân tố này đạt mức trung bình (3.1003) và đứng vị trí số 6 trong bảng đánh giá, mức độ thấp nhất. Qua đó cho thấy giá cả dịch vụ hàng hóa du lịch Bình Thuận chưa thật sự làm hài lòng KDL khi chọn Bình Thuận là điểm đến du lịch. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý thị trường, để kiểm soát chất lượng, giá cả. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết công khai các loại giá về dịch vụ, có biện pháp tích cực để tuyệt đối không để tình trạng “chặt, chém” khách.

5.2.3Yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận là nhóm yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ gồm 5 biến quan sát: SPDV1 đến

SPDV5. Theo bảng 4.20, điểm trung bình thấp nhất là biến quan sát SPDV5: Nhiều loại đặc sản cho khách chọn lựa (=3.1030). Mức độ cảm nhận của KDL về sản phẩm dịch vụ đạt ở mức trung bình (3.2007), sản phẩm du lịch Bình Thuận KDL đánh giá vẫn không cao. Cao nhất là biến quan sát SPDV2 (3.3322): Có nhiều quầy bán quà lưu niệm. Điều này cho thấy rằng KDL quan tâm nhiều đến các loại hàng hóa lưu niệm khi du lịch tại Bình Thuận. Trong khi đó các sản phẩm khác của Bình Thuận như các món ăn, đặc sản, ẩm thực địa phương … các dịch vụ khác thì KDL chưa đánh giá cao. Vì vậy trong thời gian tới các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lược kinh doanh hợp lý các sản phẩm dịch vụ khác làm đa dạng sản phẩm du lịch Bình Thuận để đáp ứng nhu cầu của du khách. Chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên ưu đãi. Cần phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ẩm thực truyền thống, đặc sản của Phan Thiết- Bình Thuận, nhất là các loại đặc sản biển, đặc thù Bình Thuận ( như con Dông khu lê, Cua huỳnh đế Tuy phong, nước mắm Phan Thiết…). Xây dựng khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo như sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế.

5.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng

Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước đó là nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng, bao gồm 4 biến quan sát CSHT1 đến CSHT4. Theo bảng 4.23, thấp nhất là biến quan sát CSHT1: Bãi đổ xe tham quan rộng, sạch, thuận lợi, an toàn (2.9834), cao nhất là biến CSHT3: Bến tàu du lịch, bến xe sạch sẽ, thoáng mát, có nhà chờ (3.2658). Kết quả về mức độ cảm nhận của KDL trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình và đứng vị trí số 5 trong bảng đánh giá. Cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng có vai trò

quan trong trong phát triển du lịch. Nhưng mức độ đánh giá và cảm nhận của KDL về yếu tố này đối với du lịch Bình Thuận thấp, ở mức trung bình. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải có giải pháp thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhanh chóng thảo gỡ khó khăn cho các dự án du lịch để sớm triển khai đi vào hoạt động. Tỉnh cần dành ngân sách thỏa đáng để đầu tư hạ tầng giao thông, điện…nhất là sớm hoàn thành đưa vào sử dung khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia, hoàn thiện hạ tầng Thủ đô Resort Hàm Tiến- Mũi Né…, Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các loại phương tiện giao thông vận chuyển, tạo điều kiện đi lại thuận tiện và an toàn cho du khách. Đầu tư hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc đa dạng của du khách.

5.2.5 Yếu tố điểm đến an toàn

Yếu tố thứ 5 ảnh hưởng đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước là nhóm yếu tố an toàn, bao gồm 5 biến quan sát DDAT1 đến DDAT5. Kết quả cho thấy việc lựa chọn của du khách trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình (3.814) và đứng vị trí số 4 trong bảng đánh giá. Điều này cho thấy rằng KDL vẫn chưa hài lòng về nhân tố này khi đến Bình Thuận. Theo bảng 4.21 biến quan sát về yếu tố an toàn KDL đánh giá cao nhất là DDAT2: Có các dụng cụ y tế cho các trường hợp cần thiết (3.3355), thấp nhất là biến quan sát DDAT4: Không có tình trạng thách giá, chèo kéo khách (3.0664). Vì vậy chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và đảm bảo an ninh trật tự cho du khách, hạn chế tình trạng lợi dụng ăn xin, xin đểu, thách giá, chèo kéo khách…. Bố trí nhân viên bảo vệ, cứu hộ chuyên nghiệp, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, không có tệ nạn xã hội, cướp, giật… Tại các khu vui chơi giải trí, trung tâm, cơ sở du lịch, bãi tắm trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thiết bị y tế cần thiết cho nhân viên. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ bảo vệ về kỹ năng bảo vệ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải bố trí đầy đủ lực lượng Công an, cảnh sát đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tốt các tình huống xấu phát sinh đem lại niềm tin cho du khách.

5.2.6 Yếu tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là yếu tố thứ 6 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong, yếu tố này gồm 4 biến quan sát MTTN1, MTTN2,MTTN4,MTTN5. Theo bảng 4.22 kết quả về mức độ lựa chọn của KDL trong nước về yếu tố này cũng đạt mức khá (3.4360) và đứng vị trí số 1 trong bảng đánh giá. Cao nhất là biến quan sát MMTN1: Có nhiều khu resort đẹp, khung cảnh tự nhiên, thơ mộng (3.5449), thấp nhất là biến quan sát MTTN2: Bờ biển dài, đẹp, nước biển trong xanh, khí hậu ấm áp (3.3522). Qua sự cảm nhận đánh giá của KDL cho chúng ta thấy được môi trường tự nhiên là lợi thế rất lớn của du lịch Bình Thuận. Do đó, việc tiếp tục khai thác, đầu tư những khu du lịch sinh thái tự nhiên và những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu.. là những công việc mà du lịch Bình Thuận nên tiếp tục đầu tư, phát triển. Với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như các tỉnh Nam Trung bộ khác. Bình Thuận có những bãi biển đẹp, trong sạch, còn hoang sơ, thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao ven biển quanh năm. Có nhiều vùng đồi núi thấp, địa hình đa dạng, sinh vật phong phú, có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu động thực vật học. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng tắm bùn khoáng tại các mỏ khoáng thiên nhiên. Để thực hiện điều đó thì chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc thu hút đầu tư du lịch bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung xây dựng các điểm du lịch đặc thù, thiết kế những điểm du lịch có diện tích rộng để du khách có thể vừa tham gia cắm trại, họp mặt, vừa tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Bình Thuận. Cần xác định một cách cụ thể tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thể hiện một cách xuyên suốt trong tầm nhìn quy hoạch tổng thể của tỉnh để phát triển du lịch bền vững, tránh việc cấp phép đầu tư ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu khoa học sẽ làm phá vỡ bản sắc riêng của địa phương.

Tóm lại: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút khách trong nước đến Bình Thuận, từ đó giúp các nhà lập

chính sách có cơ sở để ban hành chính sách, quyết định nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Bình Thuận. Trong quá trình tổ chức và phát triển du lịch của địa phương, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu các phương pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra.

5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua nghiên cứu đánh giá việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Dựa trên số liệu khảo sát và kết quả phân tích định lượng. Đề tài nghiên cứu này xét ở góc độ khoa học và thực tiễn đã có những đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Song, vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, Về mặt đối tượng khảo sát của nghiên cứu vẫn còn hạn chế ở KDL

trong nước, vì lý do thiếu nguồn lực trong việc điều tra, chọn mẫu. Hơn nữa, khách du lịch đến Bình Thuận rất đa dạng và nhiều quốc tịch khác nhau, sự hạn chế về thời gian và năng lực ngoại ngữ đã làm cho nghiên cứu bị giới hạn. Vì vậy, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng khảo sát ở cả du khách trong và ngoài nước.

Thứ hai, Nghiên cứu chỉ tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa

chọn điểm đến, mà chưa chú trọng đến những yếu tố ngẫu nhiên khác... điều này làm cho các nhân tố khám phá trong đề tài chưa tác động hoàn toàn đến mức độ lựa chọn của du khách. Do đó, nếu có thêm điều kiện và nguồn lực thì tác giả sẽ mở rộng nghiên cứu thêm những yếu tố ngẫu nhiên khác. Đây cũng là một câu hỏi phát sinh đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo như yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa lịch sử, địa lý, tập quán dân cư ...

Thứ ba, Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu có giá trị R2 hiệu chỉnh

bằng 0,699 chứng tỏ mô hình giải thích được 69,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Như vậy, vẫn còn 30,1% những yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước chưa được đề cập đầy đủ, hạn chế này để cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1- GS.TS Hồ Đức Hùng, Makerting địa phương của TP. Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn

2- TS. Lưu Thanh Tâm, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2015- 2020”- Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 22 (32) tháng 05-06/2015.

3- TS. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học và xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

4- Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6- Nguyễn Văn Hóa (2009), Tập bài giảng “Quản trị điểm đến du lịch”, (Lưu hành nội bộ), Khoa Thương mại – Du lịch học Công nghiệp TP.HCM.

7- Nguyễn Quyết Thắng (2009). Tập bài giảng Maketing du lịch- Khoa thương mại- du lịch, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

8- Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến du lịch Huế. Tạp chí khoa học- Đại học Huế, tập 72B, số 3, tr 295- 305.

9- PhanVăn Huy (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: Cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Số 2 (19) 2007, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.

10- Trần Thị Thảo Kha (2015) “ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái Tỉnh Bến Tre” Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

11- Phan Văn Huy- Đại học Cần Thơ “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn An Giang là điểm đến du lịch” (2013)

(nhiệm kỳ 2010-2015) và Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XIII, (nhiệm kỳ 2015- 2020).

13- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2015), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2030.

14- Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015, và 2015. 15- Số liệu của Cục thống kê Bình Thuận 2015.

16- Luật Du lịch (2005), NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch bình thuận của du khách trong nước (Trang 93)