Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thù lao và đãi ngộ nguồn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 114 - 115)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa

4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thù lao và đãi ngộ nguồn nhân

y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Cơ sở hình thành

Mặc dù chính sách thù lao đã được thực hiện tốt nhưng chế độ đãi ngộ còn chưa toàn diện, điều này có thể làm giảm động lực làm việc của cán bộ thậm chí họ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đây có thể là nguy cơ khiến chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng có khả năng giảm sút. Do đó, việc quan tâm xây dựng chế độ đãi ngộ toàn diện là giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng tại Bệnh viện.

Mục đích

Tác giả đề xuất giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chế độ thù lao và đãi ngộ nhân lực. Chính sách thù lao và đãi ngộ nhân lực phù hợp là cơ sở để kích thích vật chất, tinh thần nhằm thu hút sự quan tâm của họ tới hoạt động của Bệnh viện và nếu hệ thống thù lao và đãi ngộ toàn diện, hợp lí sẽ khuyến khích họ tâm huyết với công việc, nâng cao năng suất lao động.

Nội dung

Hiện nay, Bệnh viện đã được giao tự chủ về tài chính và biên chế nên Bệnh viện cần chủ động thiết kế hệ thống thù lao và đãi ngộ nhân lực cho phù hợp để vừa đáp ứng đúng kỳ vọng của cán bộ (nhất là NNL chất lượng cao), vừa giúp Bệnh viện đạt được các mục tiêu phát triển.

Hệ thống KPI được hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, hay nói cách khác KPI chính là mục tiêu công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị cần đạt

được để đáp ứng yêu cầu chung. Việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích: (i) Đảm bảo cán bộ thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. (ii) Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc. (iii) Việc sử dụng các chỉ số KPI góp phần làm cho việc đánh giá quá trình thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.

Nhìn chung, nếu xây dựng được chế độ chi trả thu nhập tăng thêm theo hiệu quả làm việc và mức độ đóng góp thực tế của cán bộ thì sẽ là động lực giúp cán bộ tiếp tục gắn bó và cống hiến với Bệnh viện. Xu hướng này giúp quản lý tốt hơn các khoản phúc lợi và đảm bảo sự công bằng và ổn định trong tổ chức. Xây dựng cơ chế đãi ngộ toàn diện sẽ giúp cho cán bộ tích cực điều chỉnh hành vi, lối sống và hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn, kết quả cuối cùng là nâng cao được hiệu quả công việc chung.

Điều kiện thực hiện

Để thực hiện thành công giải pháp này, tác giả thiết nghĩ Bệnh viện cần xúc tiến và đẩy mạnh việc áp dụng chi trả thu nhập tăng thêm theo KPI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)