5. Kết cấu luận văn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đây là các số liệu từ các cuộc đánh giá chất lượng Bệnh viện, công trình nghiên cứu được tác giả lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet,... liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng.
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về hoạt động phát triển nguồn nhân lực y tế. Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc: Bộ Y tế, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các số liệu được tác giả đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu.
2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát: (1) người bệnh và (2) nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
a. Đối với người bệnh:
- Mẫu khảo sát: Việc lựa chọn mẫu người bệnh tham gia khảo sát được tính theo phương pháp tính mẫu Slovin. Công thức tính:
Trong đó:
n : Số mẫu được chọn N: Tổng thể
e: Sai số cho phép nằm trong khoảng 5% Số người bệnh đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trung bình mỗi tháng trong năm 2017 là 22.710 người nên tác giả sử dụng tổng thể N = 22.710. Áp dụng công thức trên, ta có n = 399,41. Vì vậy, tác giải lựa chọn số lượng mẫu điều tra là 400 người bệnh.
- Phương pháp chọn mẫu: Tác giả chọn 06 khoa lâm sàng: 02 khoa có công suất sử dụng giường bệnh cao, 02 khoa có công suất sử dụng giường bệnh trung bình và 01 khoa có công suất sử dụng giường bệnh thấp. Trong từng khoa:
Lấy danh sách người bệnh đang nằm điều trị (bằng phần mềm). Chọn tên người bệnh theo chữ cái đầu của tên
Chọn người bệnh chuẩn bị xuất viện trong 1, 2 ngày tới Tiến hành khảo sát cho đủ 400 người bệnh
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đối tượng khảo sát phải tỉnh táo, có thể là người bệnh hoặc người nhà người bệnh và đồng ý tham gia khảo sát
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng từ chối tham gia khảo sát
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/4 - 30/4/2018 (hoặc cho đến khi đủ cỡ mẫu theo yêu cầu)
b. Đối với nhân viên y tế:
- Mẫu khảo sát: Việc lựa chọn mẫu NVYT tham gia khảo sát dựa trên phương pháp tính mẫu Slovin. Áp dụng công thức:
Trong đó:
n : Số mẫu được chọn N: Tổng thể
e: Sai số cho phép nằm trong khoảng 5% Tổng số NVYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tính đến thời điểm 3/2018 là 1.328 người nên tác giả sử dụng tổng thể N = 1.328. Áp dụng công thức trên, ta có n = 307,41 nên tác giải lựa chọn số lượng mẫu điều tra là 308 NVYT.
- Phương pháp chọn mẫu: Bảo đảm việc chọn mẫu mang tính ngẫu nhiên và thông tin thu thập khách quan, trung thực. Tác giả chọn nhân viên y tế hiện đang làm công việc chuyên môn tại 06 khoa: 02 khoa điều trị thuộc hệ nội, 02 khoa điều trị thuộc hệ ngoại và 02 khoa thuộc hệ cận lâm sàng. Trong từng khoa:
Lấy danh sách cán bộ theo trình độ chuyên môn (bằng phần mềm). Chọn tên người bệnh theo mã cán bộ nhân viên
Chọn cán bộ có thâm niên công tác khác nhau Tiến hành khảo sát cho đủ 308 người
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện và đồng ý tham gia khảo sát.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng từ chối tham gia khảo sát
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/5 - 31/5/2018 (hoặc cho đến khi đủ cỡ mẫu theo yêu cầu)