Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, phỏng vấn, khảo sát tồn tại dưới dạng thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Có hai phương hướng xử lý thông tin:

- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp dữ liệu mà tác giả đã thu thập được về vấn đề nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của Bệnh viện trên cơ sở tổng hợp số liệu thứ cấp và sơ cấp từ đó đánh giá, phân tích đúng thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Một số phương pháp phân tích chủ yếu mà tác giả sử dụng khi nghiên cứu luận văn như sau:

2.2.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

a. Phương pháp phân tích

Là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho vấn đề nghiên cứu..

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

b. Phương pháp tổng hợp

Là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.

+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng năm. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn nhằm theo dõi sự biến đổi của nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sự thay đổi của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế qua từng năm tại Bệnh viện. Kết quả so sánh cho thấy được thực trạng chất lượng NNL và sự quan tâm của Ban giám đốc Bệnh viện đến công tác nâng cao chất lượng NNL y tế tại Bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)