Ngôn ngữ đậm chất triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 82 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất triết lý

Để cho nhân vật đối thoại là cách tác giả mang đến cho người đọc sự cảm nhận chân thật nhất về bản chất con người. Ngôn từ có thể giúp con người che giấu nội tâm nhưng cũng chính nó sẽ tố cáo bộ mặt bên trong con người. Châu là người phụ nữ xinh đẹp, có học vấn, lại vốn sinh ra ở đất Hà Thành thanh lịch nhưng lời đối thoại của Châu với chồng cho thấy mặt khác trong bản chất của cô. Châu dè bỉu: “Này, cái dũng sĩ của anh mà đổi được mớ rau muống khỏi phải xếp hàng thì cũng là giá trị lắm rồi, đừng sĩ diện hão với những danh từ sang trọng ấy. Có ngày chết đói đấy” [42, tr. 65]. “Sao ngu thế? Ai bảo cho con ăn cái sữa này” [42, tr. 65]. Đó là sự lạnh lùng trước sự hi sinh của người khác, sự ích kỉ hưởng thụ cho riêng mình. Hay để biện minh cho việc ngăn cản tình yêu của Hương và Sài, chú Hà đã nói đến thói đời: “Ở đời này, người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua, nạn khỏi, con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, sỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó” [42, tr. 67]. Những từ ngữ được sử dụng đã thể hiện rõ những chiêm nghiệm về cuộc sống bằng sự từng trải “ở đời này”, “người ta”… Vì chú Hà đã nói lên một sự thật về con người mà bằng chứng là việc không ai trong gia đình có thể vì hạnh phúc của Sài mà hi sinh danh dự của mình.

Nhà văn Lê Lựu có những triết lí về tình yêu, hạnh phúc gia đình tinh tế nhưng đượm màu sắc cay đắng, tủi cực. “Không có ai dại dột đi tiếc nuối cái cũ khi đang tràn trề hạnh phúc mới. Cũng chẳng việc gì cứ phải gào lên phô trương tất cả sự đầy đủ, tốt đẹp nếu quả thực nó có như thế” [42, tr. 150]. Sài là kẻ thất bại trong tình yêu dù luôn chân thành, tha thiết. Sau khi biết sự thật

cay đắng về Châu, Sài đi đến cảm nhận bi quan từ chính trải nghiệm của mình: “Với tình yêu, kẻ biết dối trá thuần thục bao giờ cũng lôi cuốn người con gái hơn rất nhiều những người chỉ biết biểu lộ lòng thành thật” [42, tr. 323]. Cũng từ kinh nghiệm sống đó, Sài nhận ra: “Chân thật quá lại dễ đơn điệu, nhàm chán” [42, tr. 232]. Cuối cùng, khi hạnh phúc bay bổng ngắn ngủi trước mắt, cuộc đời đầy bi kịch kéo dài trong cuộc hôn nhân của mình với Châu, Sài đã đúc kết cho mình một triết lý: “Nhưng có là thằng đàn ông ngu ngốc mới đi tin vào lời hứa hẹn của đàn bà lúc họ đang mê man niềm hạnh phúc” [42, tr. 254]. Châu đủ khôn ngoan để điều khiển chồng nhưng chính cô lại rơi vào bẫy tình của một kẻ giả dối lõi đời như Toàn. Hắn biết cách chiều chuộng, lấy lòng phụ nữ, vừa giữ gìn gia đình lại vừa có người tình trẻ đẹp để hưởng thụ. Triết lí sống của Toàn thể hiện rõ tâm địa và toan tính của Toàn: “Không ai hầu hạ mình bằng mụ vợ đã có hai con lớn và “mất thế” cả về tuổi tác lẫn sự hấp dẫn. Ra khỏi nhà lại không có gì đốt cháy lòng khao khát bằng tình yêu vụng trộm” [42, tr. 323].

Ngôn ngữ trong Thời xa vắng được thể hiện vừa dân dã, giàu sức biểu cảm, mang tính cá thể hóa cao, rất giàu tính khẩu ngữ, nhưng đậm chất khái quát, triết lý. Lê Lựu đã sử dụng rất thành công và hiệu quả những thứ ngôn ngữ đó. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu tác phẩm văn học được mọi người tay truyền đọc qua các thời là nhờ nó có một cái gì đó như là nằm ngoài chữ nghĩa tuy không có hình hài nhưng lại vô cùng cốt lõi. Đó là “một sự nhào nặn đến mức tan nhuyễn giữa triết lý và đời sống” [42, tr. 355].

Tiểu kết chương 3

Tựu trung, trên con đường sáng tạo nghệ thuật, cùng với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, Lê Lựu đã có nhiều nỗ lực sáng tạo trong phương thức biểu hiện. Từ những đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đến việc cá thể hoá, khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật, đặt nhân vật trong các bối cảnh không gian, thời gian cụ thể; và trên cả là ngôn ngữ và giọng điệu đầy sắc thái, biến ảo. Chính những điều này làm cho tiểu thuyết Thời xa vắng có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Trong và sau thời kỳ Đổi mới, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có những chuyển mình và đạt được những thành tựu trên nhiều phương diện. Tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn này đã phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu đem lại những thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định được vị thế và góp phần làm phong phú thể loại tiểu thuyết đương đại. Nếu coi nền tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới như một bức tranh thì Thời xa vắng của Lê Lựu là một trong những gam màu sáng của bức tranh đó. Với nhu cầu "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", trước những đòi hỏi cần phải đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực, con người và trong tư duy sáng tạo, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh ảnh nông thôn đặc trưng cũng như bi kịch và khát vọng của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh chung đó. Có thể nói, Thời xa vắng là tác phẩm đã khẳng định phong cách nghệ thuật cũng như in dấu đậm nét tên tuổi Lê Lựu trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

1. Một trong những phương diện làm nên thành công của tiểu thuyết

Thời xa vắng là quan niệm nghệ thuật về hiện thực. Dưới cái nhìn “tôi là người làm chứng”, hiện thực nông thôn Việt Nam đã được tái hiện một cách tương đối đầy đủ, rõ nét và sinh động, từ hiện thực về vùng nông thôn nghèo khó, mang đậm những lề thói, hủ tục cho đến những nỗ lực vươn lên để có được cuộc sống êm đẹp hơn. Nhà văn đã dũng cảm nói lên những sai lầm, thiếu sót của nông thôn Việt Nam một thời với đời sống vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chi phối bởi những phong tục, thói quen cổ hủ, lạc hậu trong suy nghĩ, nhận thức của người nông dân. Ở đó, chúng ta không còn thấy những nhân vật được các nhà văn tô vẽ, mà thay vào đó là những con người rất đời thường với những bi kịch, bất hạnh và khát vọng hạnh phúc cá nhân. Bằng cái nhìn nhân bản và giàu tính hướng thiện, nhà văn đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của mình về số phận người nông dân trước sự biến chuyển

của thực tiễn đời sống. Rõ ràng, đổi mới cái nhìn về hiện thực và con người là một bước chuyển quan trọng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới.

2. Tìm hiểu hình ảnh người nông dân trong Thời xa vắng nhìn từ phương thức biểu hiện, luận văn nhấn mạnh đến những biểu hiện độc đáo làm nên phong cách nhà văn. Hình ảnh người nông dân được khắc họa với mỗi người một vẻ, với ngoại hình, hành động, lời nói, tính cách, quá trình diễn biến tâm lý rất riêng không ai trùng lặp ai. Họ là con người giản dị, chân chất nhưng nhu nhược đánh mất mình, hoặc quê mùa có phần hơi thô kệch, cam chịu số phận, hoặc hiền lành tốt bụng, giàu khát vọng tự do… Để làm nên những con người vừa riêng vừa chung ấy, nhà văn phải rất tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Chính ngôn ngữ, giọng điệu đã hiện thực hóa sinh động cá tính của con người trên từng trang viết. Đồng thời, các yếu tố không- thời gian nghệ thuật cũng là những phạm trù biểu hiện, góp phần đáng kể vào nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn của nhà văn.

3. Đề tài cuộc sống nông thôn, và người nông dân là đề tài không mới, song nó không bao giờ là cũ với những người thật lòng hướng về làng quê, nguồn cội. Nông thôn, nông dân đã và đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm chú ý. Bên cạnh cái đẹp, văn hoá truyền thống… còn có hủ tục lạc hậu, phong tục tập quán địa phương, rồi đô thị hoá… giữa cái còn và cái mất lại nảy sinh vấn đề mới và tạo nên những mâu thuẫn mới. Vì thế tính thời sự luôn luôn hiện diện trong từng biến đổi, biến cố lớn nhỏ. Ngòi bút đứng về phía người nghèo, người nông dân là đứng về lương tri. Bênh vực, lên tiếng, bảo vệ người nghèo, người nông dân cũng là một phần là trách nhiệm của người cầm bút. Và đó là cơ sở để giải thích những thành công rất nổi trội của Lê Lựu trong tiểu thuyết Thời xa vắng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), "Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể loại." Tạp chí Văn học, (9), Tr. 28 - 32.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại: Nhận thức và thẩm định, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG Hà Nội. 4. Phạm Đình Ân (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết,Nxb Hội nhà văn. 5. Mai Huy Bích (1997), “Trở lại tiểu thuyết Thời xa vắng”, Báo Văn nghệ. 6. Ngô Vĩnh Bình (1994), “Người sinh ra anh Sài”, Báo Giáo dục và đào tạo.

7. Nguyễn Thị Bình (1999), "Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới", Tạp chí Văn học, (6), Tr. 67 - 77.

8. Nguyễn Thị Bình (2003), "Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 75", Tạp chí Văn học, (8), Tr. 24 - 27.

9. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 75-95: Những đổi mới cơ bản, Nxb.Giáo dục. Hà Nội.

10.Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ, (49, 50).

11.Việt Chiến (2005), Cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004: Nhìn sâu hơn về lịch sử đất nước và dân tộc, http://Thanhnien.com.vn.

12.Trần Cương (1995), "Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn từ sau những năm 80", Tạp chí Văn học, (4), Tr. 34 - 36.

13.Trần Cương (1995), "Văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới (1986)", Tạp chí Văn học, (12), Tr. 37 - 41.

14. Phạm Thị Ngọc Diệp (2009), Vài suy nghĩ về người nông thôn, Nguồn sông Cửu Long Online, (22/3).

15.Hồng Diệu (1991), "Về Mảnh đất lắm người nhiều ma", Văn nghệ quân đội, (8).

16.Trần Thanh Đạm (2003), "Nhìn lại Văn học Việt Nam sau 75: Ba giai đoạn, ba xu hướng", Báo Văn nghệ, (34), Tr. 4.

17.Đặng Anh Đào (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội. 18.Phan Cự Đệ (2001), "Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới",

Tạp chí Văn nghệ quân đội, (3), Tr. 99 - 104.

19.Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 20.Hà Minh Đức (Chủ biên, 1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự

nghiệp đổi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

21.Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

22.Hà Minh Đức (Chủ biên, 2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 24.Văn Hạnh (2009), Văn hóa dòng họ (sưu tầm- biên soạn), Nxb.Thời đại,

Hà Nội.

25.Nguyễn Thu Hằng (2002), Hình tượng người nông dân và nhà văn đô thị, In trong Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

26.Hoàng Ngọc Hiến (2002), Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, In trong Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

27.Nguyễn Hoà (1987), “Suy tư từ một Thời xa vắng”, Báo Văn nghệ.

28.Trần Bảo Hưng (1993), “Cách nghĩ và tầm nhìn của một nhà văn quân đội”,

Báo Văn nghệ quân đội.

29.Dương Hướng (1990), Bến không chồng, Nxb Hội nhà văn.

30.Lê Thị Hường (2008), Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, Đề tài khoa học cấp Bộ, ĐHSP Huế.

31.Lã Duy Lan (2001) Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới, Nxb Khoa học xã hội.

32.Tôn Phương Lan (2002), “Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ Đổi mới” in trong

33.Phong Lê (1972), Mấy vấn đề văn xuôi Việt nam 1945 - 1970, Nxb Khoa học xã hội.

34.Phong Lê (1985), Trên hành trình 40 năm văn xuôi: Ngôn ngữ và giọng điệu.

35.Phong Lê (1988): "Văn học và chính trị - Điểm nóng cần bàn", Tạp chí Văn nghệ quân đội.

36.Phong Lê (1988), Văn xuôi Việt nam trên con đường hiện thực XHCN, Nxb Khoa học xã hội.Hà Nội.

37.Phong Lê (1990),Văn học và hiện thực, Nxb Khoa hoc Xã hội, Hà Nội.

38.Phong Lê (1999), “Về một Thời xa vắng của Lê Lựu”, In trong Vẫn truyện văn và người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

39.Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại lịch sử và lý luận, Nxb KHXH. 40.Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975

những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

41. Nguyễn Văn Lưu (1987), “Nhu cầu nhận thức lại hiện thực qua Thời xa

vắng", Tạp chí Văn học.

42. Lê Lựu (1986), Thời xa vắng, Nxb Tác phẩm mới. Hà Nội. 43. Lê Lựu (1993), Chuyện làng cuội, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội. 44. Lê Lựu (1995), Sóng ở đáy sông, Nxb Hải Phòng.

45.Lê Lựu (1998), Tâm huyết và mong ước một đời của nhà văn, In trong Nhà văn viết về tác phẩm, Nxb Văn hóa.

46.Lê Lựu (2000), Hai nhà, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

47. M.Bakthtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đôxtôiépxki, Người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 48.Thiếu Mai (1987), “Nghĩ về một “Thời xa vắng” chưa xa”, Tạp chí Văn

nghệ quân đội, (4), tr. 120 - 125.

49.Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.

50.Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về qui luật phát triển”, Tạp chí Văn học, (4).

51.Phạm Xuân Nguyên: "Phân tích tâm lý của tiểu thuyết”, Tạp chí xã hội, (2/1992).

52. Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 53.Vương Trí Nhàn (1987), "Một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt

Nam hôm nay" (Trởlại với tiểu thuyết "Thời xa vắng"), Văn nghệ (49-50). 54. Trần Mai Nhân (2007), “Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam

giai đoạn 1986 - 2000”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7).

55.Nhiều tác giả (1991), "Văn học: đổi mới và phát triển", Tạp chí Cộng sản.

56.Nhiều tác giả (2002), Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

57.Nhiều tác giả (2004), "Thời xa vắng tiểu thuyết và phim", Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

58. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nxb Hội nhà văn.

59.Phóng viên (27.12.1986), “Hỏi chuyện tác giả tìm hiểu tác phẩm”, Báo

Văn nghệ.

60.Lê Hồng Sâm (2002), Nhà văn Lê Lựu đi đến tận cùng tính cách nhân vật,

In trong Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

61.Trần Đình Sử (2001), “Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học, (8).

62.Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình vă nhọc, Nxb Giáo dục Hà Nội.

63.Ngô Thảo (2001), “Về truyện ngắn Lê Lựu”, In trong Văn học về người lính,

Nxb Quân đội nhân dân.

64.Bùi Việt Thắng (1994), "Những vấn đề của tiểu thuyết hiện đại qua ba cuộc thảo luận", Tạp chí Văn học.

65.Bùi Việt Thắng (1999) "Văn xuôi gần đây quan niệm về con ngừơi", Tạp chí Văn học.

66.Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 67.Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Khuynh hướng triết lí trong tiểu thuyết - những

tìm tòi và thể nghiệm (qua Đại tá không biết đùa), In trong Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

68. Hữu Thỉnh, Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 2 (2002 - 2004)

69.Bích Thu (1998), Sáng tác của Lê Lựu, In trong Theo dòng văn học, Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 82 - 90)