Ngôn ngữ đời thường, cá tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Ngôn ngữ đời thường, cá tính

Vốn sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống văn hóa, Lê Lựu khai thác triệt để vốn ngôn ngữ dân dã và giàu biểu vào trong tác phẩm. Từ lối xưng hô nhà Sài, nhà Tính… cho đến lời ăn tiếng nói của các nhân vật đều là cách nói của người dân vùng quê Khoái Châu. Một loạt từ láy như Òa tóa, lật bật, xáo xác,…. được sử dụng nhằm gợi lên không khí riêng của làng quê.

Nét đặc sắc nhất phải kể đến là ngôn ngữ tả thực cuộc sống ở làng quê. Chẳng hạn, cảnh chạy lụt, đi làm thuê, bữa ăn, sinh hoạt trong gia đình Sài - Châu… Vẻ ngoài hài hước của ngôn ngữ chứa đựng trong đó nỗi cay cực, xót xa cho thân phận con người: “cả dăm bảy trăm người đi và chạy ba cây số, khi đến chân đê không ai bảo ai đều dấn lên ào ào như cơn lốc cuốn lên để tranh chiếm chỗ ngồi… họ dúm dụm vào nhau lặng lẽ như những mô đất…Thật khốn khổ cho cả làng. Trời đang yên lành bỗng trút nước ào ào. Cả khối người chết lặng trên mặt đê chờ sáng lao vào các quán chợ trống cả bốn phía. Họ nép vào nhau, đến rõ mặt người mới ngớt mưa…” [42, tr. 25 - 29].

Ngôn ngữ chân thật, dung dị giúp cho câu chuyện cuộc đời Sài mang dáng dấp của một tự truyện. Người đọc bị cuốn hút vào chi tiết đời thường chân thật. Nhà văn không ngần ngại khi đưa vào cả lối nói dân dã, thô mộc: “Cái giống đàn bà kì cục thật. Lúc người ta đi ngủ với gái thì tin là chồng đứng đắn nhất, đến khi bị ruồng bỏ muốn quay về với vợ con lại bị nghi ngờ” [42, tr. 321]. Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “Trong Thời xa vắng câu văn lùa thùa, có khi mềm và rối như bún nhưng lại rất được. Câu văn Lê Lựu là một sự thách đố với cách đặt câu quá mạch lạc, gãy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương Tây tạo ra” [56, tr. 603].

Ngôn ngữ của nhân vật được nhà văn cá tính hóa để có sắc thái riêng. Lời chú Hà thể hiện uy quyền trong gia đình: “hỉ mũi chưa sạch đã lên mặt

làm chồng đánh chửi con người ta. Đấy là tôi chưa kể quyền nam nữ bình đẳng, nhà nó mà kiện là mất hết, cả tôi, cả anh đeo mo vào mặt” [42, tr. 11]. Tuyết kể: “Làng em đã vào hợp tác hết cả phần trăm. Vâng tất ráo cả phần trăm đấy ạ”, “Vụ ngô vừa rồi bội thực chưa từng thấy…” [42, tr. 91 - 92] khiến người nghe không khỏi bật cười.

Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng trong khá nhiều tình huống để nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Trong đối thoại với nhân vật khác, Sài cũng thể hiện nét tính cách riêng. Sài với bản tính là một anh nông dân thật thà, sống cam chịu số phận, mọi lời nói đều nhẹ nhàng. Ở Châu thì lại khác, là ngôn ngữ của một cô gái lọc lõi đanh đá thị thành chính gốc. Cụ thể hơn chúng ta có thể thấy qua đoạn đối thoại sau đây giữa cô và Sài:

“- Anh định bàn với em một việc; - Không có việc gì phải bàn bây giờ cả;

- Nếu em không muốn thì để anh nói một câu; - Muốn nói gì thì nói, xê ra cho tôi ngủ, mai đi làm;

- Cho anh nói đã, có lẽ chúng mình không ăn ở với nhau được nữa đâu; - Tưởng gì, thế thì dễ thôi, làm đơn đi;

- Đơn anh viết rồi em đọc rồi kí;

- Việc quái gì phải đọc cho mệt xác. Đưa bút đây” [42, tr. 256].

Hai con người với hai tính cách hoàn toàn khác nhau, nên hai thứ ngôn ngữ đối thoại với nhau cũng hoàn toàn khác, một người thì từ tốn cam chịu, còn một người thì đanh đá, bốp chát. Đời sống riêng tư với nhiều góc cạnh của nhân vật được khám phá mang lại hiểu biết và nhận thức mới. Nhà văn tôn trọng ngôn ngữ cá nhân của nhân vật, để nhân vật bộc lộ tất cả nét đặc trưng của mình.

Lê Lựu đã sử dụng rất thành công ngôn ngữ của quần chúng. Ngôn ngữ quần chúng là cái kho của cải vô giá, là nguồn bổ xung vô tận cho vốn chữ của nhà văn. Ngôn ngữ trong tác phẩm của nhà văn là ngôn ngữ của đời sống, ngôn

ngữ của toàn dân, nhưng được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Đó là ngôn ngữ đã được tinh luyện. Khi thể hiện hình ảnh người nông dân trong những trang viết của mình thì vốn ngôn ngữ ấy rất thật, ngôn ngữ của nhân vật đã được nhà văn chọn lọc và đưa vào trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)