Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn

Hiện thực cuộc sống luôn đa dạng và phức tạp, là “vùng trời, vùng đất thênh thang” (Lý Hoài Thu), thích hợp cho sự sáng tạo của tiểu thuyết. Mảng đề tài viết về người nông dân có mặt trong các thời kì khác nhau của văn học Việt Nam. Nhiều nhà văn xuất thân từ nông dân, vốn dĩ đã mang trong mình hiểu biết và trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn. Có tác giả được tôn vinh là nhà văn của nông dân như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân… Họ có các sáng tác thể hiện được cái hồn của đời sống người nông dân. Bức tranh nông thôn trước Cách mạng tháng 8 hiện lên ảm đạm, thê thiết. Người nông dân bị bóc lột, bần cùng bởi sưu cao thuế nặng (Tắt đèn - Ngô Tất Tố); đời sống xã hội ngột ngạt, con người bị tước đoạt nhân hình, nhân tính (Chí Phèo - Nam Cao). Cách mạng tháng 8 mang đến cho người nông dân quyền làm chủ đất nước, cuộc sống bừng lên ánh sáng của niềm tin. Tác phẩm Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Anh Keng (Nguyễn Kiên), Đất làng (Nguyễn Thị Ngọc Tú)… hướng về ca ngợi nông thôn mới, mô hình hợp tác xã, quyền làm chủ lao động sản xuất của người nông dân… Bức tranh nông thôn có nhiều đổi mới nhưng đời sống của người nông dân vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo.

Văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới nhìn nhận nông thôn với xu hướng nhận thức lại các vấn đề của nó. Tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông của Lê Lựu cùng với các tác phẩm khác như Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng) Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu)… thể hiện một cách nhìn khác về nông thôn và người nông dân. Giáo sư Phong Lê trong bài viết Nông thôn và ngươi nông dân trong văn học Việt Nam thế kỷ XX đã ghi nhận sự chuyển mình và sáng tạo ở mảng đề tài này: "Đó là nông

thôn thời hậu chiến; nông thôn trong và sau sự thực thi một mô hình sai lạc về phát triển xã hội; nông thôn trong các quan hệ làng xã, gia tộc, giòng họ; nông thôn với sự bảo lưu hoặc thay đổi các tập quán, phong tục... Cuối cùng, hoặc bao trùm, đó là nông thôn trong guồng chuyển đô thị hóa khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, mở cửa".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 32 - 33)