Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 74 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật. Giọng điệu bao giờ cũng thể hiện “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” [23]. Giọng điệu không những là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học mà nó còn góp phần khu biệt những nét đặc trưng phong cách của mỗi nhà văn, mỗi khuynh hướng sáng tác. Nó không những chỉ rõ bản sắc, tài năng của nghệ sĩ mà còn ghi nhận sự kiên trì của nhà

văn trên chất liệu. Cơ sở để tạo nên giọng điệu là cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh, nhịp điệu; ... và được biểu đạt trên ba cấp độ: nhân vật, người kể chuyện và hình tượng tác giả.

“Mỗi một thời đại, nhìn chung có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm hiện thực của thời đại ấy” [70]. Đến với văn học giai đoạn 1930 - 1945, chúng ta gặp chất giọng mang tính phê phán với nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. Ở văn học giai đoạn 1945 - 1975, âm hưởng chủ đạo là ngợi ca, sảng khoái. Giọng khẳng định, ngợi ca bao trùm hầu hết các sáng tác trong giai đoạn này. Thời kì đổi mới văn học, kinh nghiệm cá nhân được coi trọng cùng với sự đòi hỏi khẳng định ý thức cá nhân tạo cho văn học sự đa dạng về giọng điệu. Khảo sát tiểu thuyết Thời xa vắng, chúng tôi nhận thấy sự đa sắc thái giọng điệu thể hiện. Có giọng xót, xa thương cảm; có giọng điệu triết lý, trải nghiệm, giọng điệu hài hước, giễu nhại...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nông thôn việt nam qua tiểu thuyết thời xa vắng của lê lựu (Trang 74 - 75)