5. Bố cục của luận văn
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức
1.1.6.1. Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức nhà nước bao gồm các nhân tố như:
- Tình hình kinh tế - chính trị và xã hội:
Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ công chức nói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ công chức và điều kiện kinh tế - xã hội là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều.
Nếu tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tăng trưởng tốt, việc làm, đời sống đảm bảo sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ công chức làm việc, sáng tạo và quan tâm đến nâng cao chuyên môn kỹ thuật. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc làm, thu nhập thiếu và thấp, xã hội không ổn định sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Khi đó, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội thu hẹp dẫn đến chất lượng đội ngũ công chức giảm sút.
- Các chế độ chính sách, đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức nhà nước. Nếu chế độ chính sách đãi ngộ tốt, xứng đáng sẽ kích thích động viên được công chức hăng say làm việc, tránh được những tình trạng tiêu cực xảy ra, hạn chế được tệ nạn tham ô, tham nhũng, sách nhiễu dân... Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
1.1.6.2. Nhân tố chủ quan
Nhận thức của đội ngũ công chức: Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định chất lượng của mỗi công chức. Bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.
Nếu người công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó
người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
Ngược lại, khi đội ngũ công chức còn xem nhẹ những chuẩn mực đạo đức, nhân cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nước.