Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Tài chính Lạng Sơn trong nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Tài chính Lạng Sơn trong nâng

cao chất lượng công chức

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số Sở Tài chính các tỉnh trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các tỉnh bạn, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng công chức của Sở Tài chính, tỉnh Lạng Sơn như sau:

Một là, Nhà nước cần ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ công chức ngành Tài chính nói riêng. Chính những văn bản này là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành Tài chính.

Hai là, đội ngũ công chức Sở Tài chính phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng. Được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nước.

Ba là, Sở Tài chính cần xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của công chức. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức phấn đấu, rèn luyện.

Bốn là, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức. Phải biết “tùy tài mà dùng người”, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường của mình.

Năm là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức; kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, đây là dịp làm cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm...

Tóm lại, đội ngũ công chức có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử - cụ thể và việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của đơn vị mình theo từng thời kỳ thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Đây cũng là công việc mà tác giả sẽ thực hiện trong nội dung tiếp theo của luận văn. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để đóng góp cho công tác nâng cao chất lượng công chức tại Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)