Công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 101 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.3.8. Công tác kiểm tra, giám sát

Bên cạnh việc tổ chức đánh giá theo định kỳ đối với tất cả đội ngũ công chức thì cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công chức. Đây là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của công chức, giúp cho cấp uỷ và thủ trưởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, làm cho công chức luôn luôn hoạt động đúng định hướng, đúng nguyên tắc. Thực tế cho thấy, khi công chức mới lên nắm quyền lực, thực thi quyền lực thì họ là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực tốt, tận tụy, liêm khiết nhưng trong quá trình công tác một số công chức không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng bị quyền lực tha hoá, bị cám dỗ tầm thường của vật chất mà thoái hoá, biến chất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến sự thoái hoá, biến chất công chức. Từ những việc rất nhỏ như đi làm đúng giờ, đi sớm về muộn cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt, tránh tình trạng công chức đi muộn về sớm, hoặc đến điểm danh có mặt rồi đi vắng khỏi cơ quan, khi cần thực hiện công việc thì vắng mặt... Cho nên, để tránh rơi vãi, thất thoát công chức tốt cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công chức.

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý công chức một cách có hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nhất là phân cấp về quản lý công chức cho các trưởng phòng trực thuộc. Vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm tra, giám sát và quản lý công chức. Chỉ có trưởng phòng mới nắm sát được tâm tư nguyện vọng, trình độ năng lực của từng công chức công tác tại đơn vị. Lãnh đạo cơ quan không can thiệp vào việc phân công phân nhiệm của nội bộ từng phòng.

- Cấp uỷ, thủ trưởng phải trực tiếp quản lý, kiểm tra công chức. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với công chức.

- Mọi hoạt động của công chức đều phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ; phải kiểm tra, giám sát, quản lý công chức một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, công việc chuyên môn, quá trình rèn luyện, phấn đấu... công tác kiểm tra, giám sát quản lý phải làm thường xuyên.

- Kết quả kiểm tra phải chính xác, cụ thể. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bố trí sử dụng công chức.

- Tăng cường dân chủ, công khai, chính xác, khoa học và thực tiễn trong công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, quản lý và sử dụng công chức gắn với thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ một cách khoa học, khách quan, chủ động, chính xác, cụ thể và công bằng.

- Xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, vai trò trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp sử dụng, quản lý công chức và ý kiến nhận xét của cấp ủy, chi bộ nơi cư trú.

- Thực hiện nền nếp và nâng cao chất lượng việc đánh giá công chức hết nhiệm kỳ, khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử và đánh giá công chức khi luân chuyển.

- Nghiêm túc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi hành công vụ đối với công chức tại đơn vị mình

- Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ thái độ ứng xử của công chức đối với tổ chức công dân, việc thực thi công vụ của công chức nhất là những vị trí công tác nhạy cảm như người làm tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, văn thư,v.v.v. Nếu để xảy ra tình trạng, tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà tổ chức và công dân của công chức đơn vị mình thì thủ trưởng phải liên đới chịu trách nhiệm.

- Rà soát, hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc cơ quan phù hợp với yêu cầu về cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó cần nêu rõ biện pháp về cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của công chức, cơ chế phê bình, hạ bậc thi đua, hạ bậc đánh giá xếp loại, phân phối thu nhập hàng kỳ đối với các trường hợp không chấp hành tốt kỷ luật kỷ cương, vi phạm quy định về đạo đức công vụ. Kịp thời kiểm điểm, phê bình và báo cáo xem xét xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)