Thực trạng số lượng công chức tại Sở Tài chính Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 51 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Thực trạng số lượng công chức tại Sở Tài chính Lạng Sơn

Theo số liệu tác giả thống kê được từ thông tin do Văn phòng Sở Tài chính Lạng Sơn cung cấp, số lượng công chức được biên chế trong giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Số lượng công chức biên chế của Sở Tài chính Lạng Sơn

ĐVT: Người Nội dung Biên chế năm 2014 Biên chế năm 2015 Biên chế năm 2016 Được giao Hiện Được giao Hiện Được giao Hiện Tổng số công chức 65 60 62 60 62 60

(Nguồn: Báo cáo số lượng công chức Sở Tài chính Lạng Sơn năm 2014, năm 2015, năm 2016 )

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy số lượng biên chế công chức của Sở Tài chính Lạng Sơn giai đoạn năm 2014 - 2016 không có biến động nhiều. Việc quy định số lượng công chức của đơn vị về cơ bản là đảm bảo.

3.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại Sở Tài chính Lạng Sơn

3.2.2.1. Tiêu chí về Thể lực - Sức khỏe Bảng 3.2. Số lần công chức nghỉ ốm Đơn vị: người Năm công tác NGHỈ VÌ ỐM ĐAU Không nghỉ lần nào <3 lần 4-6 lần Tổng Năm 2014 55 5 0 60 Năm 2015 56 4 0 60 Năm 2016 54 5 1 60

Đơn vị: Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Không nghỉ lần nào Nghỉ < 3 lần Nghỉ 4-6 lần

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % công chức Sở Tài chính nghỉ ốm

Với kết quả điều tra của tác giả cho thấy hầu hết công chức sức khỏe tốt, không nghỉ ốm đau trung bình có 55 người, nghỉ do ốm đau ít hơn 3 lần (11 người) và 4-6 lần (01 người). Theo tổng số phiếu điều tra là từ tuổi <30 đến 50 tuổi chiếm 80% không nghỉ vì ốm đau lần nào, có thể nói công chức tại Sở Tài chính có thể lực, sức khỏe tốt và có thể đóng góp vào công việc đang thực hiện. Còn 1% là công chức nghỉ ốm nhiều nhất từ 4-6 lần do tuổi cao, với con số này so với tổng số điều tra là còn ít, có thể đánh giá là công chức của đơn vị cơ bản có tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đơn vị cần đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe cho người lao động, thực hiện chính sách thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm đau, tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi đảm bảo cho công chức.

- Độ tuổi và thâm niên công tác

Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ công chức theo độ tuổi và thâm niên công tác năm 2016

NHÓM TUỔI VÀ THỜI GIAN LÀM VIỆC Nhóm tuổi Số lượng

(Người)

Tỷ lệ

(%) Thời gian làm việc Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) <30 10 16.66 Dưới 5 năm 7 11,67 31 - 36 25 41.67 5-9 năm 15 25 36 - 40 4 6.67 10-14 năm 13 21.67 41 - 45 4 6.67 15-19 năm 6 10,00 46 - 50 3 5 20-24 năm 4 6.67 51 - 56 5 8.33 25-29 năm 8 13.33 56 - 60 9 15 30-34 năm 5 8.33 >60 0 0 Trên 35 năm 2 3.33 Tổng 60 100 Tổng 60 100

(Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính Thái Nguyên) Đơn vị: Tỷ lệ % 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ Tỷ lệ 11.67 25 21.67 10 6.67 13.33 8.33 3.33 Dưới 5 năm 5-9 năm 10-14 năm 15-19 năm 20-24 năm 25-29 năm 30-34 năm Trên 35 năm

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % kinh nghiệm làm việc của công chức Sở Tài chính

Qua phân tích cơ cấu độ tuổi cùng với thời gian làm việc của công chức Sở Tài chính cho thấy: Cơ cấu độ tuổi của công chức hiện nay của Sở Tài chính khá trẻ, với độ tuổi dưới 35 chiếm khoảng hơn 50%, tuy nhiên chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi và kinh nghiệm làm việc từ 15 năm trở về chiếm hơn 58%, còn nhóm tuổi từ 35 - 55 khoảng 5-8%. Với cơ cấu độ tuổi này, công chức Sở Tài chính còn thiếu kinh nghiệm và lượng kiến thức trong công tác quản lý nhà nước.

3.2.2.2. Tiêu chí về Trí lực - Năng lực công chức

Theo khảo sát, mức độ quan trọng của các tiêu chí trên được công chức Sở Tài chính Lạng Sơn đánh giá xếp theo thứ hạng như sau: (1) Kiến thức/ trình độ, đạt 4,30 điểm; (2) Kỹ năng nghề nghiệp, đạt 4,18 điểm (3) Hành vi, đạo đức nghề nghiệp, đạt 4,16 điểm; (4) Khả năng thích ứng và sẵn sàng, đạt 4,11 điểm; (5) Năng lực lãnh đạo, quản lý, theo dõi giám sát công việc đạt 4,08 điểm, cụ thể năng lực công chức Sở Tài chính Lạng Sơn theo các nhóm tiêu chí sau:

Bảng 3.4. Bảng đánh giá kiến thức/trình độ, sự hiểu biết công chức Sở Tài chính Lạng Sơn

Thứ nhất, về kiến thức/trình độ. Theo kết quả khảo sát, yêu cầu đối với nhóm năng lực kiến thức/trình độ, sự hiểu biết bình quân là 4,30 điểm, trong khi thực tế nhóm năng lực này là 4,20 điểm, đáp ứng 97,71%; Đa số các năng lực thuộc nhóm năng lực kiến thức/trình độ, sự hiểu biết thực tế thấp hơn so với yêu cầu, trong đó đáng chú ý là hiểu biết về quy trình công việc, vị trí công tác.

Nguyên nhân là do thiếu các quy trình, tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí, chức danh của công việc. Tuy nhiên, năng lực hiểu biết về thủ tục hành chính của đơn vị thực tế lại tốt hơn so với yêu cầu, đây là yêu tố quan trọng để công chức Sở Tài chính Lạng Sơn thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

Thứ hai, về kỹ năng nghề nghiệp. Nhóm kỹ năng bao gồm 12 tiêu chí, kết quả điều tra cụ thể như sau:

Đối với các kỹ năng nghề nghiệp: Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu công việc của công chức đạt 96,77%. Đa số công chức Sở Tài chính Lạng Sơn cho rằng, kỹ năng hiện tại của họ thấp hơn so với yêu cầu để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chỉ có kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ công việc (vi tính, thiết bị photo, phần mềm, thiết bị chuyên dùng khác) là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ ba, về hành vi, đạo đức nghề nghiệp.

Bảng 3.6. Bảng đánh giá hành vi, đạo đức nghề nghiệp công chức Sở Tài chính Lạng Sơn

Theo kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, hành vi, đạo đức nghề nghiệp của công chức Sở Tài chính Lạng Sơn đáp ứng khoảng 97,7% so với yêu cầu, trong đó, một trong những điểm mạnh là khả năng phối hợp với đồng nghiệp, với các bộ phận trong đơn vị, với đơn vị khác liên quan đến công việc. Tuy nhiên, năng lực tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin từ lãnh đạo cũng như khả năng đề xuất sự thay đổi và cải tiến công việc còn có những hạn chế nhất định.

Thứ tư, về khả năng thích ứng và sẵn sàng của công chức kết quả khảo sát cho thấy, năng lực thích ứng sẵn sàng bình quân thực tế hiện nay của công chức Sở Tài chính Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu khoảng 97%.

Thứ năm, về năng lực lãnh đạo, quản lý (đối với công chức lãnh đạo, quản lý). Theo kết quả khảo sát về năng lực, lãnh đạo, quản lý của công chức lãnh đạo quản lý, thì năng lực lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu để thực hiện tốt nhiệm vụ trung bình là 4,08 điểm, tuy nhiên cũng theo công chức tự đánh giá thì hiện tại nhóm năng lực này trung bình mới chỉ đạt 3,95 điểm. Như vậy, khoảng cách giữa yêu cầu và thực tế là 0,13 điểm (đáp ứng yêu cầu 96,81%), đây là một khoảng cách khá lớn.

3.2.2.4. Trình độ quản lý nhà nước

Theo số liệu năm 2016, số lượng công chức của Sở có trình độ quản lý nhà nước như sau: Chuyên viên chính là 16 người, (chiếm 26.67%); chuyên viên 38 người, (chiếm 63.33%); cán sự là 1 người, (chiếm 1.67%), nhân viên chưa qua đào tạo là 5 người, (chiếm 8.33%) thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đội ngũ công chức theo trình độ quản lý nhà nước

ĐVT: Người

Trình độ quản lý nhà nước Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chuyên viên cao cấp 0 0 0

Chuyên viên chính 14 14 16

Chuyên viên 32 35 38

Cán sự 1 1 1

Chưa qua đào tạo 13 10 5

Tổng 60 60 60

(Nguồn: Sở Tài chính và tính toán của tác giả)

Theo số liệu tại Bảng 3.7 trình độ quản lý nhà nước qua 3 năm từ năm 2014 - 2016, thì tỷ lệ mà công chức chưa qua đào tạo đã giảm từ 13 người xuống còn 5 người, điều đó chứng tỏ rằng là cơ quan đã rất chú trọng đến công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho công chức trong sở, tuy nhiên vẫn chưa triệt để. Cụ thể trong 13 người chưa qua đào tạo năm 2014, chiếm khoảng 22% tổng số công chức toàn cơ quan, thì với tỷ lệ này, đối với một đơn vị mà có vị trí vai trò quan trọng như thế thì tỷ lệ quản lý nhà nước chưa qua đào tạo là cao. Vì vậy trong thời gian tới cần được tiếp tục đẩy mạnh nâng cao trình độ quản lý nhà nước tốt hơn nữa để toàn bộ công chức đồng đều có trình độ QLNN để giảm tỷ lệ này xuống và bằng 0, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

3.2.2.5. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn công chức Sở Tài chính Lạng Sơn

Trong những năm qua, Sở Tài chính đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và đã ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả là trình độ đào tạo của công chức Sở Tài chính Lạng Sơnngày càng được nâng cao.

Bảng 3.8. Trình độ chuyên môn của công chức tại Sở Tài chính Lạng Sơn Năm Trình độ 2014 2015 2016 Tổng cộng Thạc sĩ (Người) 14 19 22 60 Tỷ lệ % 23.33 31,67 36,67 100 Đại học (Người) 42 37 34 60 Tỷ lệ % 70 61,67 56,67 100 Trung cấp (Người) 4 4 4 60 Tỷ lệ % 6.67 6.67 6.67 100

(Nguồn: Sở Tài chính và thống kê của tác giả)

Bảng 3.8 cho thấy, trình độ chuyên môn của công chức Sở Tài chính tăng lên trong vòng 3 năm trở lại đây (2014-2016). Số công chức có trình độ trên đại học tăng dần qua các năm (14 thạc sĩ năm 2014 tăng lên 22 thạc sĩ năm 2016) đây cũng là kết quả của nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ đại học chiếm khoảng từ 56% đến 70% tổng số công chức, đây là một trong các điều kiện thuận lợi cho đơn vị, trình độ trung cấp qua các năm không thay đổi vì số nhân viên đó chủ yếu là lái xe, chưa chú trọng nâng cao về đào tạo chuyên môn cho chính bản thân.

Để có căn cứ đánh giá một cách khách quan và thực trạng đội ngũ công chức Sở Tài chính Lạng Sơn, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với một số đối tượng liên quan. Theo kết quả khảo sát trình độ chuyên môn của công chức ở bảng 3.9 cho thấy điểm đánh giá về tiêu chí trình độ chuyên môn so với bản tổng kết công tác đào tạo công chức là đúng hướng. Kết quả điều tra về công tác đào tạo về chuyên môn từ yêu cầu và thực tế với mức độ khoảng cách

0,24 là khá thấp cho thấy trình độ của công chức tại Sở cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Về cập nhật kiến thức khoảng cách là 0,9 còn khá xa so với mức yêu cầu, có thể nói là công chức Sở cần thiết được thường xuyên cập nhật và nâng cao chuyên môn trong công việc đang thực hiện.

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá trình độ chuyên môn của công chức Sở Tài chính Lạng Sơn Mức độ đánh giá trình độ chuyên môn Yêu cầu Thực hiện nghĩa Ý Khoảng cách giữa yêu cầu và thực hiện

Được đào tạo đúng chuyên môn của công

việc đang thực hiện 4,90 4,66

Rất

cao 0,24 Thường xuyên được cập nhật những kiến

thức và chuyên môn liên quan đến công việc 4,60 3,70 Cao 0,90

(Nguồn: Tính toán số liệu điều tra của tác giả) Chú thích: Việc đánh giá năng lực dựa trên 5 thang đo từ 1 đến 5, trong đó 1= Rất thấp, 2= Thấp, 3= Trung bình, 4= Cao, 5= Rất cao

3.2.2.3. Tiêu chí về Tâm lực

- Trình độ lý luận chính trị

Theo báo cáo của Sở Tài chính Lạng Sơn thực trạng về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức đơn vị từ năm 2014 đến năm 2016 như bảng sau:

Bảng 3.10. Đội ngũ công chức theo trình độ lý luận chính trị Trình độ lý luận

chính trị

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Cử nhân 0 0 0 0 0 0 Cao cấp 8 13,33 8 13,33 10 16,67 Trung cấp 5 8,33 6 10,00 9 15,00 Sơ cấp 13 21,67 16 26,67 18 30,00

Chưa qua đào tạo 34 56,67 30 50,00 23 38,33

Tổng 60 100 60 100 60 100

0 5 10 15 20 25 30 35

Cử nhân Cao cấp Trung cấp

Sơ cấp Chưa học

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 3.3. Trình độ lý luận chính trị

Về cơ bản đội ngũ công chức Sở Tài chính Lạng Sơn đã thể hiện được lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những ưu điểm cơ bản của công chức, là tiền đề vững chắc để đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo lý luận chính trị chiếm tỷ lệ lớn nhất (Năm 2014: 56,67% giảm dần đến năm 2016: chỉ còn 38,33%), tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp khoảng (Năm 2014: 8,33%; Năm 2015: 10%; Năm 2016: 15%).

Theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì chuyên viên cao cấp phải đạt trình độ cao cấp về lý luận chính trị; Công chức chủ chốt trong diện quy hoạch cũng phải đạt trình độ sơ cấp trở lên. Vì vậy đây cũng chính là một điểm hạn chế cần khắc phục của đơn vị để đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ đã đề ra cũng như để nâng cao chất lượng công chức của đơn vị.

3.2.2.2. Phẩm chất đạo đức

Nhìn chung đội ngũ công chức là những người có phẩm chất đạo đức tốt, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, luôn gắn bó, quan tâm đến lợi ích của công dân, có nhiều nỗ lực khắc phục mọi khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, thì tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng không nhỏ, môi trường xã hội trở nên phức tạp hơn.

Qua kết quả điều tra khảo sát, tác giả đã tổng hợp kết quả ý kiến đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức như sau:

Biểu đồ 3.4. Ý kiến đánh giá của các đơn vị, sở ban ngành về phẩm chất đạo đức của công chức Sở Tài chính Lạng Sơn

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Qua kết quả ở trên có thể thấy các đơn vị, sở ban ngành đến giao dịch đánh giá khá cao về phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức Sở Tài chính Lạng Sơn. Điểm đánh giá có giá trị trung bình dao động từ 3,75 đến 4,09. Điều này chứng tỏ các công chức Sở đã có quan niệm đúng đắn, sự hiểu biết về đạo đức, chủ động truyền bá các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của

dân tộc, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới. Có thái độ đúng mực, nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng nhân dân…Có hành vi đạo đức mang tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại sở tài chính lạng sơn (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)