5. Bố cục luận văn
1.2.2. Một số bài học rút ra về kiếm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước đối với Kho bạc nhà nước huyện Ba Bể
các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN huyện Ba Bể như sau:
Một là, kiểm soát chi đúng chế độ quy định, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục hồ sơ kiểm soát chi, rút ngắn thời gian thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị được giải ngân.
Đơn vị bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm; thường xuyên quán triệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ thanh toán, không gây khó khăn, phiền hà đối với các đơn vị đến giao dịch.Bố trí bảng chỉ dẫn bằng sơ đồ, tên công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ để các đơn vị đến giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Cụ thể bài học kinh nghiệm từ phòng Giao dịch KBNN tỉnh Cao Bằng chủ động công khai quy trình, hồ sơ, thời gian thực hiện kiểm soát chi tại trụ sở KBNN thị xã; bố trí bảng chỉ dẫn bằng sơ đồ, tên công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ để các đơn vị đến giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Hai là, Phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, đế thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý. Cụ thể bài học kinh nghiệm từ Chi bộ KBNN huyện Phú Lương hiện có 9 đảng viên. Năm 2017, chi bộ lãnh, chỉ đạo đơn vị bám sát chương trình hành động của KBNN tỉnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ
chính trị được giao; chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy và đi vào hoạt động có hiệu quả
Ba là, ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN. Tính đến thời điểm hiện tại KBNN huyện Ba Bể đã áp dụng thành công chương trình thanh toán song phương điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và một số ứng dụng khai thác khác nhằm giảm bớt thời gian cho đơn vị sử dụng ngân sách. Phấn đầu cùng KBNN tiến đến năm 2020 về cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiếm soát chi thường xuyên trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.
Tiểu kết chương 1
Từ những cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong chương này giúp chúng ta thấy rõ những nguyên tắc cơ bản, quy trình và những nội dung chủ yếu trong quản lý chi NSNN của KBNN, qua đó làm rõ tính chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN cũng như của đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Công khai các quy trình nghiệp vụ một cách minh bạch, rút ngắn thời gian sử lý chứng từ để tạo thuận lợi cho các đơn vị dự toán giảm bớt thời gian đi lại, thanh toán các khoản chi kịp thời nhanh gọn. Đồng thời luận văn cũng phân tích những chỉ tiêu để đánh giá công tác KSC cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, làm cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, quản lý chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm soát của mình. Do vậy đế hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể, câu hỏi đặt ra là:
- Thực trạng thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể như thế nào?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể ?
- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Việc thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua 2 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu để xây dựng Cơ sở lý luận của đề tài Là các tài liệu, công trình nghiên cứu hiện có về vấn đề chi và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Bao gồm:
- Các văn bản luật, thông tư hướng dẫn, quy định, chế tài về Ngân sách. - Các tạp chí, bài báo chuyên ngành.
- Các công trình nghiên cứu Luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ. - Các giáo trình, bài giảng.
Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu để đánh giá thực trạng và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể.
- Báo cáo chi theo mục lục ngân sách, báo cáo chi NSNN. - Thống kê số chứng từ sai, mục chi sai.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
a. Mục đích điều tra
- Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên, thu thập được thông tin của các đơn vị sử dụng ngân sách trên hệ thống cơ sở pháp lý đánh giá được năng lực, trình độ, kinh nghiệm cán bộ.
b. Đối tượng điều tra
- Đối tượng là các chủ tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản qua KBNN huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn.
c. Mẫu phiếu điều tra
Để đánh giá được tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nội dung phiếu điều tra được lập là những điều kiện trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Ba Bể -Tỉnh Bắc Kạn.
d. Nội dung điều tra
Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản qua KBNN huyện Ba Bể -Tỉnh Bắc Kạn.
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết: Phân cấp quản lý và sử dụng NSNN; Hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ; Cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc chấp hành chi NSNN và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Mẫu phiếu điều tra với các thang đo câu hỏi: 1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý; 3- Lưỡng lự; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.
e. Số lượng mẫu điều tra
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn, KBNN đã mở tài khoản dự toán cho 126 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn. Như vậy tổng mẫu điều tra là 126 đơn vị, tác giả áp dụng việc điều tra mẫu ngẫu nhiên phân theo nhóm:
- Nhóm thứ nhất: các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học...), các đơn vị hành chính tự chủ tự chịu trách nhiệm (ủy ban nhân dân huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn, phòng tài chính, phòng văn hóa,...) với tổng số 126 đơn vị.
- Nhóm thứ hai: 22 thị trấn, xã thuộc khối ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn.
Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn nhóm thứ ba là các cán bộ Kho bạc đang trực tiếp tham gia kiểm soát tại KBNN đối với Chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN, với tổng số 12 cán bộ.
e, Phương pháp điều tra và phiếu điều tra
Với việc áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số, công thức như sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu
e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 5%) Như vậy, với nhóm thứ nhất ta sẽ điều tra:
n= 126/(1+126*0,052) = 95,81 làm tròn số 96 đơn vị
Nhóm thứ hai: n= 22/(1+22*0.052) = 19,81 làm tròn 20 đơn vị Nhóm thứ ba: n= 12/(1+12*0.052) = 11,65 làm tròn 12 người. Như vậy tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 128 phiếu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
2.2.2.1.Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về công tác kiếm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2.2.Phương pháp xử lý
Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng họp và phân tích. Số liệu được tống hợp cơ bản theo nguồn vốn và các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng ngân sách từ NSNN trên địa bàn. Phân tích số liệu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng tiền nộp vào NSNN. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn thường xuyên từ NSNN, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.3.Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này giúp ta thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ dự toán và các báo cáo quyết toán giữa các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Ba Bể trong giai đoạn 2015-2017 để từ đó chỉ ra được nguyên nhân biến dộng các chỉ tiêu. Đồng thời thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel đưa ra được nhận xét về hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn, từ đó rút ra kết luận về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có nhũng khó khăn thuận lợi gì.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu được thu thập dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của vấn đề theo thời gian và không gian. So sánh thuận lợi cũng như khó khăn của công tác quản lý quỹ NSNN. Từ việc so sánh, phân tích này rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc đê tìm ra sự biến đối nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết họp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
2.2.3.3.Phương pháp chuyên gia
Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điếm, mục tiêu, định hướng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của KBNN
Chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi NSNN.
Tình hình kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước Ba Bể chỉ tiêu về nguồn vốn trung ương và địa phương.
Chỉ tiêu dự toán và số kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Ba Bể.
Thống kê từ chối thanh toán qua KSC thường xuyên tại KBNN huyện Ba Bể.
Đánh giá của đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý về KSC NSNN.
Đánh giá của đối tượng điều tra về ý thức chấp hành và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Đánh giá của đối tượng điều tra về cơ sở vật chất, hạ tầng truyền thông và việc áp dụng công nghệ thông tin.
Đánh giá của đối tượng điều tra về thái độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc của cán bộ Kiểm soát chi.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Đối với chi thường xuyên gồm có: Số món chi thường xuyên đã thực hiện; Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chi theo dự toán chi thường xuyên NSNN; Doanh số chi thường xuyên NSNN bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế); Số món chi thường xuyên bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế); Doanh số chi thường xuyên NSNN bình quân trên một nghìn/triệu đồng tiền lương; Số món chi bình quân trên một nghìn/triệu đồng tiền lương; Tỷ lệ số khoản chi được kiểm soát so với tổng số khoản chi NSNN (từng kỳ và lũy kế); Tỷ lệ số hồ sơ chưa chấp hành đúng qui định (từng kỳ và lũy kế đến thời điểm báo cáo); Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên bình quân; Kết quả kiểm toán chi thường xuyên NSNN của Kiểm toán Nhà nước tại đơn vị sử dụng ngân sách.
- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: Tỷ lệ số hồ sơ dự án chưa chấp hành đúng quy định (từng kỳ và lũy kế đến thời điểm báo cáo); Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số dự án và tổng
số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và chương trình mục tiêu; Tỷ lệ số dự án và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu (so với tổng số dự án trong nhiệm vụ kế hoạch và tổng số giá trị thanh toán kế hoạch); Kết quả kiểm toán chi vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu; Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán; Tỷ lệ số tiền được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số tiền chi vốn đầu tư XDCB được kiểm toán.
Tiểu kết chương 2
Trên đây là những phương pháp thu thập số liệu và xử lý dữ liệu.Các phương pháp trên giúp ta thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu dự toán và các loại báo cáo quyết toán giữa các năm NS trong công tác kiểm soát chi