5. Bố cục luận văn
4.2.7. Tăng cường năng lực khai thác, vận hành hệ thống TABMIS và các
phần mềm tác nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN vừa là yếu tố hỗ trợ, vừa là yếu tố thúc đẩy và tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện các quy trình tác nghiệp trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Trong giai đoạn đầu phát triển, các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN nói chung và trong KSC thường xuyên NSNN nói riêng chỉ tập trung vào công tác hạch toán kế toán hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đến nay các chương trình ứng dụng đã và đang được ứng dụng cho hầu hết các nghiệp vụ quản lý của KBNN như hệ thống TABMIS, chương trình quản lý thu NSNN, chương trình thanh toán bù trừ điện tử với ngân hàng nhà nước, chương trình thanh toán song phương điện tử với hệ thống ngân hàng thương mại.
Như đã phân tích trong chương 3, bên cạnh những tiện ích của hệ thống TABMIS thì hệ thống này vẫn còn những hạn chế nhất định đã ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN, cụ thể như: Tốc độ truy cập, tốc độ xử lý dữ liệu khi nhập vào hệ thống chậm, thời gian kết xuất báo cáo chậm các báo
cáo phục vụ cho công tác KSC đều phải thực hiện qua đêm.
Để hoàn thiện và tăng chất lượng các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KSC thường xuyên NSNN, trong phạm vi của KBNN Ba Bể, các biện pháp cơ bản có thể triển khai là:
- Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác công nghệ cho công chức liên quan đến vận hành hệ thống và công chức KSC
- Bảo đảm tốt công tác vận hành hệ thống
- Quan tâm, giám sát thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống, tổ chức khắc phục kịp thời các sự cố.
- Ghi nhận kịp thời các phản hồi, kiến nghị từ các bộ phận trực tiếp vận hành hệ thống để có biện pháp xử lý cũng như có các phản ảnh kịp thời lên cấp trên.
Ngoài ra, hiện nay việc tiếp nhận, theo dõi xử lý hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi NSNN tại KBNN Ba Bể đang thực hiện thủ công nên cán bộ KSC bỏ qua một số quy trình nghiệp vụ và việc giám sát của lãnh đạo rất khó khăn. Vì vậy, cần xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi được các thông tin về khách hàng, số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lưu vết được các bước xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc, chương trình này cho phép kết xuất các báo báo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ KSC, các hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán trước hạn, đúng hạn hay quá hạn. Hàng ngày kế toán trưởng sẽ vào chương trình in báo cáo kết quả KSC để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ KSC chưa được giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, đồng thời nhắc nhở cán bộ KSC thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng quy định.